Việt Nam có "món rau" thanh lọc máu

Hệ thống mạch máu trong cơ thể giống như một "đường cao tốc". Chúng vận chuyển máu, oxy và dưỡng chất đi nuôi toàn bộ cơ quan. Tuy nhiên, khi máu bị "nhiễm bẩn", tức là tồn tại nhiều tạp chất, cholesterol xấu hay cục máu đông (huyết khối) thì "con đường" này có thể bị tắc nghẽn. Từ đó gây ra các hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay thậm chí tử vong.

Lối sống ít vận động, ăn nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều đường, mặn và thói quen hút thuốc lá là những yếu tố gây hại cho mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Việc duy trì một chế độ ăn giàu rau củ, ít chất béo xấu... chính là chìa khóa để phòng ngừa bệnh lý mạch máu từ sớm.

photo-1745030803109-1745030803303504453024-1745030905167-1745030905704902636843-1745047135316-17450471355301263667908.png

Ở Việt Nam, có 1 loại "rau" rất tốt cho mạch máu, đó là cà tím. Dù thường được xem là rau nhưng về mặt sinh học, cà tím là một loại quả. Cà tím là thực phẩm lý tưởng cho những bệnh nhân mắc chứng "ba cao", hàm lượng đường trong cà tím đặc biệt thấp, trong khi đó hàm lượng chất xơ trong chúng rất cao. Ăn cà tím đều đặn không chỉ có thể giúp giảm huyết áp và ổn định lượng đường trong máu mà còn tăng cường độ đàn hồi của các mạch máu.

Ngoài ra, thành phần vitamin C và saponin trong cà tím có tác dụng hạ cholesterol trong mạch máu. Thành phần vitamin P có trong cà tím có thể ngăn chặn quá trình xơ cứng của mạch máu.

photo-1745000257235-17450002574851246385432-1745030906578-1745030906771420837029-1745047136305-1745047136516955999120.jpeg

Nhờ tác dụng làm sạch máu và duy trì độ đàn hồi của mạch máu, cà tím góp phần làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra tắc mạch, nhồi máu, đột quỵ.

  • Người Việt có 1 loại quả nhơn nhớt giúp chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con, sử dụng đúng còn phòng ngừa được nhiều bệnhĐọc ngay

Một nghiên cứu trên American Journal of Clinical Nutrition cho thấy những người ăn thực phẩm giàu anthocyanin có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 32%.

Đây cũng là thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn của người Nhật. Người Nhật ăn cà tím thường xuyên, điển hình nhất là chế biến chúng thành món cà tím chiên thơm ngon, bắt mắt.

6 lợi ích sức khỏe nổi bật khác từ cà tím

1. Ngăn ngừa thiếu máu

Cà tím cung cấp vitamin B6 và sắt, hai dưỡng chất quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu. Duy trì lượng hồng cầu khỏe mạnh cũng đồng nghĩa với việc cải thiện chất lượng máu và lưu thông tốt hơn.

2. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Chất chống oxy hóa như nasunin và axit chlorogenic có trong cà tím có khả năng trung hòa gốc tự do - một trong những tác nhân thúc đẩy đột biến tế bào, hình thành khối u.

photo-1745000253682-17450002551681758387235-1745030907463-1745030907597636793623-1745047137202-17450471373521328172354.jpeg

3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, cà tím hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm sạch đường ruột, từ đó gián tiếp giúp cải thiện chất lượng máu thông qua hoạt động bài độc hiệu quả.

4. Giảm cân

Saponin trong cà tím ngăn ngừa sự tích tụ và hấp thụ chất béo trong cơ thể, do đó, hỗ trợ quá trình giảm cân. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng cực kỳ cao, nhưng cà tím lại chứa ít carbohydrate và calo chính vì thế nó phù hợp với chế độ ăn kiêng giảm cân của bạn.

5. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

photo-1745030804077-1745030806251551232511-1745030908279-17450309084631306565384-1745047137864-1745047138024183678592.jpeg

Với hàm lượng chất xơ cao và chỉ số đường huyết thấp, cà tím giúp làm chậm quá trình hấp thu đường. Nhờ đó, nó hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết sau ăn, đặc biệt hữu ích cho người tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2.

6. Hỗ trợ giải độc gan

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất từ cà tím có thể giúp giảm tích mỡ trong gan, cải thiện chức năng gan và hỗ trợ quá trình giải độc gan.

4 lưu ý khi ăn cà tím

1. Không ăn quá nhiều: Cà tím chứa solanine, chất có thể gây ngộ độc nếu ăn với lượng lớn. Mỗi người chỉ nên ăn khoảng 200–250g mỗi bữa.

2. Không ăn sống: Solanine sẽ được phân hủy phần lớn khi nấu chín, nên tuyệt đối không ăn cà tím sống.

3. Tránh ăn kèm với thực phẩm lạnh như cua, nghêu: Do cà tím có tính mát, ăn chung dễ gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa.

4. Người bệnh thận, dạ dày yếu, hen suyễn nên hạn chế dùng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022