Nhiều bệnh tật là do thực phẩm gây ra, và các vấn đề về dạ dày của nhiều người đều liên quan đến thói quen ăn uống không tốt. Một trong số những thói quen ăn uống không tốt thường gặp nhất đó là lựa chọn sai loại thực phẩm để ăn khi bụng đói, chúng không những không giúp bạn no bụng mà thậm chí còn khiến cơ thể khó chịu, sinh ra nhiều bệnh tật.

5 không ăn khi bụng đói

1. Khoai lang

Khoai lang có chứa chất oxydase, chất này tạo ra một lượng lớn khí carbon dioxide trong đường tiêu hóa, dễ gây đầy hơi, ợ hơi… Những người bị loét dạ dày, chướng bụng và các bệnh khác nên chú ý.

Khoai lang nướng có nhiều đường, ăn khi bụng đói có thể tạo ra nhiều axit trong dạ dày. Axit dạ dày dư thừa có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây trào ngược axit, dễ dẫn đến chứng ợ nóng.

1-17229162818181228728232-1722949225162-17229492266231930785940.png

2. Trà đặc

Trong trà có chứa một lượng lớn caffeine, nếu bạn uống khi bụng đang trống rỗng sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày và gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa. Thêm nữa, những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày mãn tính càng không nên uống đồ có chứa caffeine khi bụng đói.

Thay vào đó, nếu muốn uống thì bạn có thể bỏ thêm một chút sữa vào để giảm bớt sự kích ứng đường tiêu hóa do caffeine gây ra.

  • photo-1722881219463-17228812195542083532434-0-0-469-750-crop-1722913676091572414125.jpeg

    Cụ ông 62 tuổi qua đời vì đường huyết quá cao, bác sĩ cảnh báo: 2 món chay người tiểu đường nên hạn chế

3. Rượu bia

Uống rượu khi bụng đói không chỉ gây kích ứng niêm mạc dạ dày mà còn khiến con người dễ say hơn. Khi uống rượu lúc bụng đói, chất ethanol trong rượu sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu, có thể kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết ra một lượng lớn insulin. Đối với bệnh nhân tiểu đường, có thể gây hạ đường huyết, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ngay cả khi bạn không trong tình trạng bụng đói, tốt nhất cũng không nên uống rượu. Nếu bắt buộc phải uống rượu, lượng rượu uống hàng ngày không được vượt quá 25g, đồng thời trước khi uống có thể ăn một số thực phẩm giàu tinh bột hoặc protein với lượng vừa phải như cơm, đậu phụ... để bảo vệ niêm mạc dạ dày hết mức có thể.

4. Giấm

Giấm chứa một lượng lớn axit hữu cơ, có thể khiến cơ quan tiêu hóa tiết ra nhiều dịch tiêu hóa, dễ làm nặng thêm tình trạng của người bệnh có vấn đề về dạ dày. Điều đáng chú ý là giấm hoa quả cũng là giấm, axit axetic trong nó cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên không nên dùng khi bụng đói.

5. Nước lạnh

Uống nhiều đồ uống lạnh khi bụng đói sẽ kích thích co thắt đường tiêu hóa, dẫn đến mất cân bằng các phản ứng enzyme khác nhau trong cơ thể con người và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, một số hành động, thói quen được thực hiện khi bụng đói cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là 3 hành động mà bạn cần tránh khi bụng đói.

3 cần tránh khi bụng đói

1. Tập thể dục cường độ cao

Tập thể dục khi bụng đói, lượng đường trong máu thấp. Nếu cường độ tập luyện quá cao hoặc thời gian tập luyện quá dài có thể gây ra các triệu chứng hạ đường huyết như chóng mặt, mệt mỏi, đánh trống ngực... Về lâu dài, nó còn có thể gây tổn thương não không thể phục hồi.

3-17229162817951468254428-1722949227666-17229492277601118723774.png

Trong quá trình tập luyện, cơ bắp cần năng lượng và chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển và phục hồi của chúng. Ở trạng thái bụng đói, cơ thể có ít năng lượng và chất dinh dưỡng dự trữ hơn nếu cứ diễn ra như vậy sẽ dẫn đến mất cơ và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

2. Tắm gội

Thông thường không khí trong phòng tắm không được lưu thông, lượng đường trong máu thấp khi bụng đói, dễ khiến người ta cảm thấy chóng mặt.

3. Lái xe

Mọi người dễ gặp các triệu chứng hạ đường huyết khi bụng đói, chẳng hạn như chóng mặt, suy nhược chung, năng lượng phân tán, thậm chí buồn nôn và đổ mồ hôi lạnh. Lúc này, chức năng nhận thức của cơ thể con người sẽ bị suy yếu, khả năng phán đoán và xử lý khẩn cấp cũng bị giảm sút, khiến việc lái xe dễ gặp nguy hiểm.

Nguồn và ảnh: QQ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022