20220213091535795809kien-ba-khoang-canmax-1800x1800-1666340415939-1666340416192495714412-42-67-450-720-crop-1666341257157101898245.jpgTăng mạnh số ca nhập viện do sai lầm trong điều trị kiến ba khoang đốt, điều đầu tiên rất nhiều người mắc phải

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, nhiều trường hợp gặp sai lầm trong xử trí vết thương sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang dẫn đến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.

Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cứu sống một trường hợp ngộ độc hóa chất trừ sâu.

Theo đó, một nữ bệnh nhân 18 tuổi, trú tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ được người nhà phát hiện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp do uống 300ml thuốc trừ sâu Dibacide 50EC.

Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Y tế huyện đặt ống nội khí quản và chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

picsart22-10-2119-1666442387804-166644238917492688061.jpg

Thiếu nữ uống thuốc sâu tự tử vì mâu thuẫn với bố mẹ. Ảnh: BVCC

Tại đây, bệnh nhân hôn mê sâu, thở qua ống nội khí quản, tăng tiết đờm dãi nhiều, phổi có nhiều rales co thắt, đồng tử 2 bên co nhỏ 1 mm, da tái lạnh, xét nghiệm có toan chuyển hóa nặng pH 6,9, suy thận.

TS.BS Hà Thị Bích Vân, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, qua khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp ngộ độc Carbamat nặng. Đây là hóa chất trừ sâu thuộc nhóm ức chế enzym Cholinesterase. Carbamat hấp thụ dễ dàng qua đường đường tiêu hóa, da và niêm mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm độc thay đổi tùy theo đường nhiễm và mức độ nhiễm độc.

Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định điều trị hồi sức tích cực theo phác đồ thở máy, rửa dạ dày, than hoạt tính, sorbitol, Atropin và kèm theo lọc máu hấp phụ.

Sau 6h điều trị bằng các biện pháp hiện đại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. 1 tuần sau, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định và được cho ra viện.

Được biết trước đó, nữ bệnh nhân giận hờn vì bị bố mẹ mắng nên đã uống thuốc trừ sâu để tự tử.

Điều đáng nói, trường hợp bệnh nhân này chỉ là một trong số rất nhiều ca bệnh tự tử ở tuổi vị thành niên do mâu thuẫn với gia đình. Theo TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó khoa Sức khoẻ Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua, Khoa cũng đã tiếp nhận một số trường hợp trẻ vị thành niên tự tử liên quan đến mâu thuẫn trong gia đình và trường học.

Một số lý do vì bị cha mẹ đánh, cha mẹ chưa hiểu mình nên uất ức, tủi thân, bị bạn bè trêu chọc, điểm kém mà trẻ đã có ý định từ bỏ cuộc sống của mình.

Đơn cử trường hợp một bệnh nhi 13 tuổi được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu do tự tử bằng thuốc giảm đau liều cao. Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ cảm thấy thất vọng vì bản thân không đáp ứng được những kỳ vọng của cha mẹ, lại thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với gia đình do bất đồng quan điểm về phong cách sống và định hướng tương lai nên đã có ý định tự tử.

Hay một trường hợp khác là bệnh nhi 14 tuổi đã uống thuốc ngủ tự tử sau khi bị mẹ đánh mắng. Rất may mắn, trong cả 2 trường hợp trên, trẻ đã được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên tổn thương tâm lý có thể còn ảnh hưởng đến suốt đời.

Vì sao trẻ vị thành niên dễ có ý định tự tử?

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù tự tử xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo thống kê, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 ở các trẻ từ 15- 19 tuổi trên thế giới.

2-1666442591487-16664425917502090778995.png

Ảnh minh họa

Còn theo thống kê của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố, trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới. Đặc biệt, hiện nay tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng nhưng người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp.

Theo TS.BS Ngô Anh Vinh, ở độ tuổi vị thành niên, những thay đổi về nhận thức, thể chất, tâm lý và cảm xúc thường làm cho trẻ nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Trẻ gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh để thích nghi trong mối quan hệ với mọi người và những vấn đề khác trong cuộc sống.

Những áp lực vô hình trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, nếu không được chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực trong trẻ ngày càng nhiều thêm. Đây là yếu tố có thể dẫn đến những rối loạn tâm lý và làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên.

Cũng theo vị chuyên gia này, những mâu thuẫn trong cuộc sống cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên tự tử. Những mối quan hệ bất hòa, mẫu thuẫn với gia đình, bạn bè, xã hội nhưng không được chia sẻ có thể khiến cho trẻ không tìm ra được những giải pháp để giải quyết.

Trẻ dễ có những suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát dẫn đến hành vi tự sát và xem việc tự sát như là một cách để giúp giải thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống.

Cách giảm bớt xung đột giữa cha mẹ và trẻ vị thành niên

Theo các chuyên gia tâm lý, sự khác biệt về nhận thức, quan niệm, suy nghĩ và cách sinh hoạt giữa cha mẹ và con cái tạo nên những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. Do đó, để hạn chế tình trạng này cũng như giảm nguy cơ tự tử của trẻ khi xảy ra mâu thuẫn, cha mẹ nên chủ động san lấp khoảng cách về tâm lý giữa các thế hệ trong gia đình, không nên bảo thủ áp đặt đối với các em bằng những điều đã lỗi thời, biết cách hòa nhập vào cuộc sống hiện tại, tiếp thu và điều chỉnh theo sự đổi mới của cuộc sống.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên quan sát trẻ để nhận ra sự phát triển của cơ thể, tâm sinh lý của các em ở tuổi dậy thì về nhu cầu độc lập, nhu cầu tự khẳng định, quyền riêng tư và những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống để có những ứng xử kịp thời phù hợp.

Mặt khác, luôn tìm hiểu, tâm sự với các em để nắm bắt những thay đổi, tâm tư nguyện vọng, sở thích và những nhu cầu của các em. Một mặt tôn trọng và đáp ứng hợp lý những nhu cầu chính đáng của các em, đồng thời phải kiên quyết ngăn chặn những suy nghĩ hành động tự do mất phương hướng, những tiêu cực, những cám dỗ, cạm bẫy mà các em có thể mắc phải. Giúp các em tháo gỡ những băn khoăn, lo lắng, lúng túng những khủng hoảng về tâm lý trong giai đoạn này…

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022