Ngày 26/12, tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt xóa thành công và khởi tố 4 chủ cơ sở dùng chất cấm là "nước kẹo" sản xuất giá đỗ thu lợi bất chính cho bản thân, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Quá trình kiểm tra, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện, thu giữ 20.357kg giá đỗ mà nhóm này đã ngâm cùng "nước kẹo", với giá bán ra khoảng 400 triệu đồng.

Kết quả điều tra cho thấy trong năm 2024, nhóm này đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ngâm hóa chất 6-Benzylaminopurine, trung bình mỗi ngày từ 8-10 tấn.

gia-do-chat-cam-1735199511218-1735224311080501317029.jpg

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt xóa thành công và khởi tố 4 chủ cơ sở dùng chất cấm là "nước kẹo" sản xuất giá đỗ thu lợi bất chính cho bản thân, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk nước "kẹo" thực chất là hoạt chất 6-Benzylaminopurine, không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Hóa chất này là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin), nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. 

Phụ nữ mang thai hít hoặc tiếp xúc với hóa chất này qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh. 

Giá đỗ là thực phẩm thanh mát, bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ngon. Tuy nhiên, vì mục đích kinh doanh mà có những cơ sở kinh doanh đã làm giá đỗ ngâm hóa chất. Những loại giá đỗ ngâm tẩm hóa chất đó rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Cách lựa chọn giá đỗ, tránh mua phải giá đỗ ngâm hóa chất

Nhiều người cho rằng giá đỗ ngắn là tốt, và giá đỗ dài là độc. Trên thực tế, quan điểm này là chung chung, không khoa học và không chính xác. Chiều dài của giá đỗ không liên quan trực tiếp đến chất lượng giá đỗ. Khi lựa chọn giá đỗ, người tiêu dùng cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:

cach-chon-mua-gia-do-ngon-khong-hoa-chat-va-cach-bao-quan-gia-avt-1200x676-1735224361168430535111.jpg

Ảnh minh họa

1. Quan sát bằng mắt thường

- Hình dạng: Giá đỗ sạch thường có thân gầy hơn, không bóng bẩy, thân cứng cáp và khó bị đứt gãy. Trong khi đó, giá đỗ ngâm hóa chất thường mập mạp, to tròn, bóng bẩy, thân đều đặn và đẹp mắt nhưng lại rất giòn, dễ gãy.

- Màu sắc: Giá đỗ sạch có màu trắng nhạt tự nhiên hoặc hơi vàng. Giá đỗ ngâm hóa chất thường có màu trắng sứ, trông rất bắt mắt.

  • avatar1735211240042-17352112405761550810129-0-0-600-960-crop-1735211653442868058507.png

    Vụ 2.900 tấn giá đỗ ngậm hóa chất tuồn ra thị trường: Nước "kẹo" được dùng độc hại đến thế nào?

- Rễ: Giá đỗ sạch có nhiều rễ do hút nước trong quá trình nảy mầm. Giá đỗ ngâm hóa chất thường ít rễ hơn, rễ ngắn hoặc thậm chí không có rễ.

- Lá mầm: Giá đỗ sạch thường có hai lá mầm to và lá non màu xanh hoặc vàng. Giá đỗ ngâm hóa chất thường không có lá hoặc hai hạt mầm ngậm chặt vào nhau.

2. Ngửi mùi

Giá đỗ sạch có mùi thơm tự nhiên của đậu xanh. Giá đỗ ngâm hóa chất có thể không có mùi hoặc có mùi lạ.

3. Nếm thử

Giá đỗ sạch có vị ngọt thanh mát, giòn và nhiều nước. Giá đỗ ngâm hóa chất có thể bị xốp, khô hơn, không thơm và không ngọt bằng, thậm chí có vị nhạt hoặc hơi đắng.

4. Kiểm tra độ đàn hồi

Bóp nhẹ vào thân giá đỗ. Giá đỗ sạch sẽ có độ đàn hồi nhất định. Giá đỗ ngâm hóa chất thường mềm và rỗng.

5. So sánh độ dài

Giá đỗ nảy mầm tự nhiên thường có cọng dài khoảng 3-7 cm. Giá đỗ ngâm hóa chất có thể có cọng dài bất thường.

100g-gia-do-bao-nhieu-calo-an-gia-do-co-tang-can-9-800x450-2-1735224462216185501230.jpg

Ảnh minh họa

Một số lưu ý khác:

Giá đỗ ngâm hóa chất thường được ủ nhanh hơn so với giá đỗ sạch. Khi xào nấu, giá đỗ ngâm hóa chất có thể ra nhiều nước hơn.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, mọi người nên mua giá đỗ ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng; Ưu tiên chọn giá đỗ có hình dáng tự nhiên, không quá trắng và có nhiều rễ. Nếu có thể, bạn nên tự làm giá đỗ tại nhà để đảm bảo an toàn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022