Số bệnh nhân tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Năm 2019, ước tính khoảng 3,8 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên tới 6,1 triệu người vào năm 2040. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở Việt Nam.
Điều đáng lo ngại hơn cả là xu hướng mắc bệnh tiểu đường đang càng ngày trẻ hóa. Trước kia, những người trên 40 tuổi là đối tượng mắc bệnh chủ yếu thì nay đã có cả bệnh nhân ở tuổi 30, thậm chí là trẻ em.
![3-thuc-pham-de-duong-huyet-on-dinh-1-1643100478316923752339.jpeg](https://afamilycdn.com/150157425591193600/2022/1/25/3-thuc-pham-de-duong-huyet-on-dinh-1-1643100478316923752339.jpeg)
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân tiểu đường nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ nhận được 2 lợi ích lớn phổ biến bao gồm:
1. Theo dõi sự thay đổi lượng đường trong máu, hướng dẫn sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, tập thể dục đúng cách giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết, giảm hoặc trì hoãn sự xuất hiện của các biến chứng của bệnh tiểu đường.
2. Theo dõi lượng đường trong máu, đánh giá các chỉ số trao đổi chất sẽ cung cấp cơ sở cho bác sĩ điều chỉnh kịp thời và chính xác phác đồ điều trị.
Tuy nhiên, nhiều người lại mắc sai lầm khi kiểm soát đường huyết của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc theo dõi sức khỏe của bản thân mà còn có thể gây hiểu lầm cho bác sĩ trong việc điều chỉnh phác đồ điều trị.
4 sai lầm phổ biến khi theo dõi lượng đường trong máu mọi người cần tránh
1. Cố ý ăn ít thức ăn trước khi đo lượng đường trong máu
Đây là cách tự lừa dối mình. Cố ý ăn ít thức ăn thực sự có thể làm cho giá trị đường huyết "trông đẹp" nhưng không thể phản ánh tình hình thực tế của lượng đường trong máu hàng ngày.
Ngược lại, nó sẽ khiến bạn đi chệch khỏi phác đồ điều trị chính xác, dễ dàng phát triển thói quen xấu, về lâu dài có hại nhiều hơn.
![huong-dan-cach-thu-tieu-duong-tai-nha-2800x450-1643100579942436751196.jpg](https://afamilycdn.com/thumb_w/650/150157425591193600/2022/1/25/huong-dan-cach-thu-tieu-duong-tai-nha-2800x450-1643100579942436751196.jpg)
2. Không ăn sáng là có thể đo được lượng đường trong máu khi bụng đói
Có rất nhiều người nói rằng "tôi đã không ăn sáng, tôi muốn kiểm tra đường huyết khi bụng đói". Điều này là không chính xác. Lượng đường trong máu khi bụng đói là chỉ số đo được sau 8 đến 12 giờ nhịn ăn qua đêm và trước 8h ngày hôm sau.
Do vậy, không phải cứ nhịn ăn sáng là bạn đo được chính xác chỉ số đường huyết khi đói. Nếu bạn nhịn ăn sáng nhưng đến 10h sáng mới đo thì chỉ số đường huyết lúc đó cũng không được tính là chỉ số đường huyết khi đói. Chỉ số này được phân loại là "lượng đường trong máu ngẫu nhiên".
3. Chỉ theo dõi chỉ số đường huyết mà không ghi chép lại
Nếu chỉ đo đường huyết, không ghi lại kịp thời về chỉ số, thời điểm thì khi kiểm tra lại bác sĩ hỏi bạn sẽ không biết. Như vậy, những lần kiểm tra trước đó có thể không có ý nghĩa gì.
Vì vậy, theo dõi lượng đường trong máu phải được ghi lại kịp thời và chính xác. Ngoài các chỉ số, bạn cũng cần ghi lại chế độ ăn uống tương ứng, tình trạng tập thể dục và sử dụng thuốc. Những thông tin này không chỉ có lợi cho bệnh nhân tự kiểm soát sức khỏe mà còn cung cấp cơ sở tham khảo cho chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.
![3-thuc-pham-de-duong-huyet-on-dinh-3-1643100478229645862809.jpeg](https://afamilycdn.com/150157425591193600/2022/1/25/3-thuc-pham-de-duong-huyet-on-dinh-3-1643100478229645862809.jpeg)
Việc theo dõi đường huyết nên được thực hiện thường xuyên, tần suất cụ thể phụ thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng và biến động đường huyết cao, cần đo đều đặn 2 ngày/lần hoặc 2 lần/tuần. Đo "phổ đường huyết" cả ngày, bao gồm lượng đường trong máu khi bụng đói (hoặc trước 3 bữa ăn), sau 3 bữa ăn, trước khi đi ngủ và 3:00 sáng.
Nếu tình trạng ổn định, đo 1 ngày/tuần, theo dõi lượng đường trong máu khi bụng đói và sau bữa ăn.
4. Theo dõi lượng đường trong máu theo cảm giác
Nhiều người thường nói "tôi không có cảm giác, thời gian gần đây tôi cảm thấy rất tốt nên tôi không đo lượng đường trong máu". Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Bệnh tiểu đường ở giai đoạn mới thực sự không có triệu chứng đặc biệt, chỉ thông qua xét nghiệm, đo đường huyết mới có thể phát hiện và chẩn đoán kịp thời.
Hơn nữa, cần phải dựa trên giá trị đường huyết được ghi nhận lại để điều chỉnh kịp thời phác đồ điều trị phù hợp. Vì vậy, không thể chỉ dựa vào cảm giác chủ quan của cá nhân để cho rằng đường huyết tăng hay giảm.
3 thực phẩm giúp đường huyết ổn định
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống thông thường không thể tách biệt. Vì vậy một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng. Lượng đường trong máu cao "sợ nhất" những loại thực phẩm này, nếu ăn hàng ngày chắc chắn bạn sẽ có cơ hội kiểm soát bệnh tốt hơn.
![3-thuc-pham-de-duong-huyet-on-dinh-2-1643100478304723205733.jpeg](https://afamilycdn.com/thumb_w/650/150157425591193600/2022/1/25/3-thuc-pham-de-duong-huyet-on-dinh-2-1643100478304723205733.jpeg)
Trà mướp đắng
Nói về mướp đắng, ít ai biết rằng nó được gọi là insulin thực phẩm và cũng là một trong những đối thủ lớn của bệnh tiểu đường.
Kiên trì tiêu thụ trà mướp đắng có thể giúp bổ sung cellulose và các thành phần tương tự như insulin cho cơ thể. Điều này không chỉ có lợi cho việc trì hoãn sự hấp thụ đường của ruột non, có tác dụng hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe của cơ thể, người đường nhỏ cũng sẽ rút lui.
Rau diếp
Rau diếp không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn chứa một chất có tên là niacin, có thể giúp chúng ta kích hoạt insulin trong cơ thể, làm giảm lượng đường trong máu. Nó cũng có thể kích thích nhu động ruột và dạ dày, giảm táo bón. Ngoài ra, rau diếp có rất nhiều ion kali, có thể làm giảm huyết áp rất tốt.
![3-thuc-pham-de-duong-huyet-on-dinh-4-1643100478330306264946.jpg](https://afamilycdn.com/thumb_w/650/150157425591193600/2022/1/25/3-thuc-pham-de-duong-huyet-on-dinh-4-1643100478330306264946.jpg)
Bông cải xanh
Chất xơ cao có trong bông cải xanh có thể làm giảm sự hấp thụ đường trong dạ dày và ruột, do đó làm giảm lượng đường trong máu. Các nguyên tố crom có trong bông cải xanh có thể giúp bệnh nhân cải thiện độ nhạy insulin và cũng có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát tình trạng này.
Ngoài ra, để kiểm soát lượng đường tốt, cần chăm chỉ tập thể dục hàng ngày. Những người không tập thể dục thường xuyên, lượng đường trong máu dễ dàng tăng lên, không có lợi cho việc cải thiện bệnh. Vì vậy, nếu bạn muốn lượng đường trong máu ổn định, cần phải tuân thủ tập thể dục. Nên chọn hình thức tập thể dục phù hợp, tập 4-5 lần/tuần, sẽ thuận lợi hơn cho sự trao đổi chất đường trong máu, giúp cải thiện lượng đường trong máu.
![banner-1637311185607512101246.jpg](https://afamilycdn.com/150157425591193600/2021/11/19/banner-1637311185607512101246.jpg)