Trả lời:

Mâm cỗ Tết của các gia đình rất phong phú, đồ ăn dư thừa thường được tích trữ trong tủ lạnh và hâm nóng lại khi cần, vừa tiện lợi vừa tránh lãng phí. Tuy nhiên, thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Thực tế cho thấy, Tết là thời điểm mọi người dễ mắc một số bệnh do không kiểm soát được thói quen ăn uống, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Thức ăn thừa chỉ nên hâm nóng lại một lần. Việc làm nguội và hâm nóng nhiều lần không chỉ làm mất chất dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Dù vi khuẩn có thể bị tiêu diệt khi hâm nóng, nhưng độc tố do chúng sinh ra vẫn tồn tại, gây hại cho người sử dụng.

Ngoài ra, việc tích trữ thực phẩm không đúng cách hoặc bảo quản kém có thể khiến đồ ăn bị hư hỏng, nấm mốc, dẫn đến ngộ độc. Tích trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của tủ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc khi ăn.

Thời gian bảo quản thực phẩm phụ thuộc vào từng loại. Rau xanh thừa sau bữa ăn nên được bỏ đi, không nên giữ lại. Các loại gia vị như nước mắm nếu để qua đêm sẽ mất hương vị và dễ biến chất. Thịt, cá thừa có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1-2 ngày, tùy cách chế biến. Nếu để bên ngoài, thực phẩm chỉ an toàn trong khoảng hai giờ sau bữa ăn, sau đó dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Dịp Tết, mỗi người cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tránh nấu quá nhiều gây dư thừa. Một mâm cỗ nên được sử dụng hết trong bữa thứ hai để đảm bảo sức khỏe.

mang-6-8747-1704455010-jpeg-17-1548-1376-1737605016.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CKhm25UD-h65Sm-tvx1SZQ

Ảnh minh họa: Bùi Thùy

Bác sĩ Huỳnh Tấn VũBệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022