Ngày 26/1, BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bệnh nhi được bệnh viện ở Đồng Tháp sơ cứu vết bỏng, truyền dịch, thở oxy rồi chuyển đến. Bé bỏng nhiều ở đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, chân tay, có nhiều chỗ nổi bóng nước.

Các bác sĩ truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc giảm đau. Tại khoa hồi sức ngoại, bé được chăm sóc vết thương bỏng bằng các dung dịch sát trùng không gây đau và các loại gạc sinh học diệt khuẩn, tiêu mô hoại tử, kích thích tạo mô hạt. Sau gần hai tuần, tình trạng vết thương bỏng mới cải thiện lành dần.

233A1348-4363-1737875046.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-jBrqH-cz24jUvja3QF5uQ

Ảnh: Quỳnh Trần

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh vào dịp Tết, khi nấu thức ăn, đun nước sôi để rót nước cúng... cần cẩn thận để xa tầm với trẻ, tránh nguy cơ trẻ tiếp cận gây hậu quả đáng tiếc. Khi trẻ bị bỏng nước sôi hay lửa, cần đưa trẻ ra nơi an toàn, xối nước lên chỗ vết thương cho bớt bỏng thêm, bớt đau. Nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được xử trí kịp thời.

Lê Phương

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022