Giáo sư Howard E. LeWine, chuyên ngành dinh dưỡng và dịch tễ học, ĐH Harvard, cho biết có mối liên hệ giữa viêm nhiễm mạn tính và các bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, trầm cảm và Alzheimer (bệnh suy giảm trí nhớ). Do đó, việc chọn lọc thực phẩm chống viêm không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn tăng cường chất lượng sống, giảm nguy cơ mắc bệnh. Trái lại, việc tiêu thụ thực phẩm gây viêm có thể đẩy nhanh quá trình bệnh lý, cần tránh hoặc hạn chế sử dụng.

Những thực phẩm chống viêm được khuyên dùng là cà chua, dầu ô liu; rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn, cải búp; hạt như hạnh nhân và óc chó; cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi; trái cây như dâu tây, việt quất, anh đào và cam.

ca-chua-jpeg-3749-1713876636.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TbHT4RhRSKDE5lM8H5bLzA

Quả cà chua. Ảnh: thespruce

Trong đó, chuyên gia cho rằng cà chua là loại quả có màu đỏ rực rỡ nhờ chất chống oxy hóa lycopene. Chất này có khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Thậm chí, có nghiên cứu phát hiện lycopene còn mạnh mẽ hơn trong các sản phẩm cà chua chế biến như sốt cà chua.

Quả việt quất cũng là nguồn chống oxy hóa mạnh mẽ, chứa chất chống ung thư anthocyanosides. Chất này có khả năng quét gốc tự do, kích thích các enzyme giải độc, giảm sự phát triển của tế bào và viêm nhiễm, theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Anh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người tránh các thực phẩm chống viêm như: bánh mì trắng, bánh ngọt; khoai tây chiên và các loại thức ăn chiên khác; nước ngọt và các loại đồ uống có đường. Thịt đỏ (hamburger, bò bít tết) và thịt chế biến (xúc xích, lạp xưởng). Bơ thực vật, phụ gia thực phẩm và mỡ.

Thanh Thúy (Theo Mirror)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022