Ngày 5/4, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết cụ bà ho đàm đục nhiều, kiểu hình cushing nặng (tình trạng cơ thể có nhiều rối loạn như giữ nước, tăng cân, rạn da, tăng huyết áp, yếu cơ, loãng xương...), ăn uống kém, phù nhẹ hai chân.

Kết quả chụp cắt lớp lồng ngực cho thấy có dị vật kim loại kích thước khoảng 11 mm ở thùy dưới phổi phải. Các bác sĩ nhận định bệnh nhân có biến chứng áp xe phổi tại vùng nhiều mạch máu lớn, nội soi phế quản lấy ra dị vật là chiếc răng giả.

Bệnh nhân cho biết không rõ chiếc răng rơi vào phế quản lúc nào. Sau một ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục, giảm liều oxy qua mở khí quản, các xét nghiệm viêm cải thiện.

3cc4f8c3e4ec38b261fd-4300-1680688050.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hzyPcLNLHCMaNeCmhcGOpw

Bác sĩ đang kiểm tra ảnh chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ths.BS Lê Trọng Nhân, Khoa Tổng hợp, cho biết dị vật đường thở đặc biệt là những dị vật sắc nhọn nếu không được can thiệp, xử trí kịp thời, nằm lâu trong lòng phế quản có thể gây tổn thương thùy phổi dẫn đến viêm mủ, nhiễm trùng đường hô hấp. Biến chứng có thể xảy ra là áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, thủng phế quản, tràn khí màng phổi hoặc tắc nghẽn đường thở khiến bệnh nhân tử vong.

Trường hợp dị vật bỏ quên trong đường hô hấp thường do người bệnh không biết bị lúc nào. Triệu chứng thường gặp như ho, khó thở, khạc đờm rất dễ nhầm lẫn với bệnh hô hấp nên dễ bị bỏ qua.

Bác sĩ Nguyễn Thành Thái, Khoa Tổng hợp, khuyến cáo hóc dị vật thường biểu hiện bằng cơn ho sặc sụa, sau đó ho kéo dài, người bệnh nên đi khám sớm. Quá trình ăn uống cần chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói chuyện hay cười đùa, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ để hạn chế dị vật lọt vào phế quản, thực quản.

Mỹ Ý

Tin mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022