GĐXH - Người có vết thương hở, người muốn giảm cân, người bị đau dạ dày và người mới ốm dậy... là 4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn xôi.
Tình trạng dị ứng tôm hiện nay khá phổ biến, bị cả ở người lớn và trẻ em, tuy nhiên không phải ai cũng biết. Trường hợp chị Nga (50 tuổi, ở Tây Hồ) vừa qua là một dấu hiệu điển hình.
Theo lời kể của chị Nga, chị thường có dấu hiệu đau lăn tăn ở bụng mỗi khi ăn tôm đồng, nhưng vì chỉ là một chút thoáng qua nên không quan tâm nhiều. Cách đây ít hôm, sau khi khoảng 1 tiếng, chị bắt đầu đau bụng, tiêu chảy kèm theo mẩn đỏ hết ở cổ và mặt... Sau khi khi đi khám, bác sĩ cho biết rất có thể chị đã bị dị ứng tôm đồng.
Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ, lý do ăn tôm tạo ra phản ứng dị ứng là do trong tôm có chứa nhiều chất đạm lạ ( protein lạ) khi vào cơ thể khiến cho hệ miễn dịch không nhận dạng được và tạo phản ứng tiêu diệt các chất này gây dị ứng. Các chất đạm lạ này đóng vai trò là các bán nguyên hay kháng nguyên không đầy đủ khi vào cơ thể sẽ phản ứng với các phản ứng dị ứng.
Ngoài ra một lý do nữa là do trong hải sản nói chung và tôm nói riêng có chứa nhiều chất histamin, chính chất này khi vào cơ thể cũng tự bạo chất trung gian gây dị ứng ngứa nổi mề đay.
Những yếu tố này đã làm nguy cơ dị ứng tôm cao, người có cơ địa nhạy cảm hoặc ít nhạy cảm đều nên cảnh giác với thực phẩm này. Bác sĩ khuyến cáo, những người hay bị dị ứng tôm cũng có khả năng gặp phải dị ứng cua, ghẹ, và nhiều loại hải sản khác.
3 dấu hiệu điển hình của người bị dị ứng tôm, khi ăn cần cảnh giác
Dị ứng xuất hiện ở hệ thống hô hấp
Triệu chứng dị ứng hệ thống hô hấp nhiều người thường gặp đó chính là ho, hắt xì, chảy nước mắt, sổ nước mũi, ngứa rát cổ họng dù không bị vi khuẩn, vi rút, nấm tấn công sau khi ăn tôm.
Xét về triệu chứng, dị ứng tôm ở hệ thống hô hấp hơi giống viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết. Nếu chỉ gặp những hiện tượng này sau khi ăn tôm tức là cơ thể đang dị ứng mức độ nhẹ và người bị dị ứng vẫn có thể sinh hoạt bình thường và có thể tự khỏi trong một vài tiếng đến 3 ngày.
Song nếu các hiện tượng này chưa dứt hẳn sau 3 ngày hoặc xuất hiện thêm triệu chứng phù nề đường thở, sưng lưỡi, sưng họng… thì dị ứng tôm đã bước sang giai đoạn sốc phản vệ.
Ảnh minh họa
Dị ứng xuất hiện ở da
Nổi mề đay theo mảng, nổi mề đay dạng từng nhóm cục, mẩn ngứa trên da, thậm chí là trong vòm miệng hoặc sưng các bộ phận như mí mắt, miệng, cổ họng, cuống họng, lưỡi, mặt chính là những biểu hiện dị ứng trên biểu bì da sau khi ăn tôm.
Tương tự như dị ứng tại đường hô hấp, những triệu chứng này có thể nổi và tự lặn nhanh chóng khi cơ thể hoàn tất quá trình xử lý, đào thải dị nguyên. Và càng gãi thì các dấu hiệu dị ứng tôm trên da càng lan rộng, khó chịu hơn
Ngộ độc đường tiêu hóa
Dị ứng thực phẩm hay dị ứng tôm khá tương đồng với ngộ độc thực phẩm theo đường tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng nhẹ, âm ỉ có thể gây khiến cơ thể xuất hiện trung tiện nhiều lần hoặc đau bụng từng cơn dữ dội, đầy bụng, tiêu chảy.
Tuy nhiên ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện ở nhiều người trong cùng một bữa ăn trong khi đó dị ứng tôm hay dị ứng bất cứ loại thực phẩm nào thì thường chỉ xuất hiện 1 người (trừ trường hợp nhiều người cùng bị dị ứng tôm nhưng cùng ăn một món chế biến chứa tôm nhưng không nhận ra).
Cần làm gì khi bị dị ứng tôm?
Theo các chuyên gia y tế, nếu có dấu hiệu bị dị ứng tôm ở mức độ nặng thì cần phải đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện điều trị.
Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng các cách sau:
Sử dụng mật ong
Uống một ly nước ấm có pha thêm vài thìa mật ong có thể giúp khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại và làm giảm bớt tình trạng ngứa, nóng râm ran khó chịu sau khi ăn tôm. Bởi trong mật ong chứa nhiều khoáng chất, trong đó có chất kháng viêm tự nhiên.
Sử dụng nước chanh tươi
Một cốc nước chanh tươi cũng có thể hỗ trợ bạn giảm đi các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng với tôm. Với thành phần chứa nhiều vitamin C, axit ascorbic, chanh có thể giúp vết thương nhanh lành hơn, duy trì các mô liên kết cũng như phục hồi các tổn thương xảy ra trên cơ thể.
Sử dụng gừng
Với cách chữa dị ứng với tôm tại nhà bằng nguyên liệu là gừng, bạn có thể chuẩn bị một vài lát gừng đem đi pha với nước ấm để uống. Ngoài ra, cũng có thể dùng trà gừng pha sẵn hoặc kết hợp gừng tươi cùng với đậu xanh và lá tía tô đun lên lấy nước uống.
GĐXH - Các bác sĩ cho biết, bé nhập viện do gia đình đã dùng thuốc nhỏ mũi dành cho người trưởng thành có chứa thành phần chính là Naphazolin.
Đề xuất mới về điều kiện đăng ký thường trú ở Hà Nội