do-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong1-1743567161017528215690-0-0-500-800-crop-1743567248361864804356.jpgĐo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn có giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết?

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa.

on-dinh-duong-huyet-cho-nguoi-mac-benh-tieu-duong-1743737727879209177380.jpg

Ảnh minh họa

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường là phải đủ các nhóm thực phẩm (4 nhóm chính là chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ); chú ý lượng bột đường và tổng năng lượng cung cấp, thay thế thực phẩm phù hợp. Ngoài ra, không nên xay nhuyễn hay hầm nhừ khi chế biến thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường cũng không cần nấu riêng hay ăn quá cầu kỳ.

Theo đó người bệnh tiểu đường cần ăn đúng giờ, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói. Khi khoảng cách giữa các bữa ăn cách xa nhau sẽ làm hạ đường trong máu. Nếu trong trường hợp không thể ăn đúng giờ, hãy chắc chắn rằng trong túi của bạn có bánh, kẹo, nước trái cây hoặc sữa để có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng khi chúng bị hạ quá thấp.

4 nhóm thực phẩm giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết

Nhóm thực phẩm tinh bột: Đó là các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, ngô, khoai, sắn... cách chế biến tốt nhất là luộc hoặc hấp, nên hạn chế các cách chế biến như: chiên, xào...

Nhóm thịt cá: Đây là nhóm thực phẩm bổ sung nhiều chất đạm cho cơ thể như cácloại cá, thịt lợn nạc, thịt gia cầm. Lưu ý là những loại thịt nên ăn nạc, loại bỏ da, phần mỡ, chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc có thể áp chảo để loại bớt mỡ.

on-dinh-duong-huyet-cho-nguoi-mac-benh-tieu-duong5-17437377439552135375310.jpg

Ảnh minh họa

Nhóm thực phẩm chứa chất béo, đường: Không phải loại thực phẩm chứa chất béo nào cũng nên ăn, bệnh nhân bị tiểu đường chỉ nên ăn những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như: vừng, dầu đậu nành, olive, dầu cá, mỡ cá,...

Nhóm rau củ quả: Đây là những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày của những người bị mắc bệnh tiểu đường. Đối với rau, củ cách thức chế biến tốt nhất là luộc, hấp hoặc có thể là ăn sống, làm sa lát. Đối với các loại hoa quả thì có thể là ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước. Lưu ý, những người bị mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại hoa quả có lượng đường thấp.

Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì để ổn định đường huyết?

Ngườibệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau:

- Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn phủ tạng của động vật, da của gia cầm, thịt lợn có nhiều mỡ.

- Hạn chế ăn bánh mì, gạo trắng, miến, bột sắn dây và các loại củ nướng.

- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm có chứa cholesterol, chất béo bão hòa.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như: dầu dừa, kem tươi, các loại bánh kẹo ngọt, sirô, các loại hoa quả sấy và các loại nước có ga...

Lưu ý: Người bệnh tiểu đường nên ăn thành nhiều bữa, ngoài bữa chính ra, thì cần ăn thêm cả các bữa phụ, không ăn quá nhiều mỗi bữa, để đảm bảo lượng đường huyết không bị tăng đột ngột.

Ngoài ra, người bệnh cần ăn đúng giờ, nên vận động nhẹ sau khi ăn, không nằm hoặc ngồi một chỗ, thường xuyên luyện tập thể dục để quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

do-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong-1743497857366445639341-0-0-327-523-crop-17434979892551338058585.jpgĐo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

do-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong-1743477876562284310289-18-0-338-512-crop-1743478032053696956078.jpgĐo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022