avatar1748602546519-1748602547173863937378.pngĐột ngột ngất xỉu, nguy kịch chỉ sau vài ngày sốt, ho, mệt

Sau vài ngày sốt, ho, mệt, bé gái 11 tuổi đột ngột ngất xỉu, chuyển biến nặng nhanh chóng, chẩn đoán viêm cơ tim, nguy cơ tử vong rất cao.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP Cần Thơ cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân T.V.B (85 tuổi), được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang. 

Người bệnh vào viện trong tình trạng ho ít đàm nhầy, xanh kéo dài, kèm cảm giác tức ngực dai dẳng, không khó thở. Trước đó, người bệnh đã đến các cơ sở y tế tại An Giang điều trị nhưng không giảm.

Qua khai thác thông tin thêm từ người nhà và người bệnh được biết sáng khoảng 6h00, 24/6 (tức 14 ngày trước khi nhập viện), trong lúc đang ăn bún chay (có đậu hủ và đậu phộng- hạt lạc), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. 

Kết quả chụp CT ngực phát hiện có một cấu trúc bất thường không cản quang nằm trong lòng phế quản thùy dưới phổi phải, nghi ngờ là dị vật đường thở. Người bệnh được chuyển tuyến lên Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ.

di-vat-1752136698027984545728.png

Dị vật và giả mạc màu trắng ngà trong lòng phế quản bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Với chẩn đoán ban đầu của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ là dị vật đường thở, trên người bệnh lớn tuổi, sức khỏe yếu và tiên lượng nặng. Tình huống khó khăn, đòi hỏi cần phải tiến hành thật nhanh, chính xác và nhiều kinh nghiệm. 

Dưới dự chỉ đạo của ban Lãnh đạo Bệnh viện, ekip phòng nội soi phế quản gồm Ts.Bs. Trần Thanh Hùng, Bs.Ck1. Nguyễn Hùng Thanh Tùng và ĐD. CK1. Đỗ Thị Chính đã nhanh chóng tiến hành thực hiện can thiệp cho người bệnh.

Với sự hỗ trợ của hệ thống nội soi phế quản ống mềm hiện đại, dị vật là nửa hạt đậu phộng -hạt lạc- đã vỡ một phần và một phần thức ăn nghi ngờ đậu hủ được lấy ra an toàn khỏi lòng phế quản phân thùy tháp đáy trước bên phải sau 45 phút can thiệp. 

Người bệnh được theo dõi sau thủ thuật, sinh hiệu ổn định, giảm rõ rệt các triệu chứng tức ngực và ho. Dự kiến cụ ông sẽ được tiếp tục theo dõi thêm và xuất viện trong vòng 3–5 ngày tới.

Theo TS.BS. Trần Thanh Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ: "Dị vật đường thở là tình huống y khoa nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Nguy cơ càng tăng cao ở nhóm trẻ nhỏ, người già yếu, người bệnh nằm lâu hoặc suy kiệt – khi phản xạ ho, khạc để tống dị vật ra ngoài bị suy giảm. Hệ quả có thể dẫn đến viêm phổi tái diễn, xẹp phổi, ho ra máu, thậm chí tắc nghẽn hoàn toàn đường thở gây suy hô hấp cấp và tử vong."

Cách phòng ngừa dị vật đường thở

Để hạn chế nguy cơ dị vật đường thở, các chuyên gia khuyến cáo: không nên ăn vội, tránh cười nói khi ăn uống. Ở trẻ nhỏ, chọn đồ chơi phù hợp lứa tuổi, tránh các chi tiết nhỏ rời hoặc pin cúc áo.

Người lớn tuổi cần cẩn trọng khi ăn, nên cắt nhỏ thực phẩm, chọn ống hút phù hợp với thực phẩm uống. Mỗi gia đình nên tự trang bị kiến thức sơ cứu dị vật đường thở, giúp ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022