ung-thu-tuyen-giap-17434029982562057642640-103-108-565-847-crop-1743403151228567851043.jpgĐưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp

GĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Mới đây, thông tin từ BVĐK Xuyên Á Long An cho biết đã phẫu thuật thành công cắt toàn bộ tuyến giáp bằng dao siêu âm cho người đàn ông bị bướu giáp đa nhân, giúp loại bỏ nguy cơ chèn ép khí quản và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. 

Bệnh nhân là anh T.P.L (49 tuổi, ngụ tại Long An) đến khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi. Qua thăm khám và kiểm tra cận lâm sàng bằng siêu âm, chụp CT, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị bướu giáp đa nhân hai thùy và eo giáp Tirads 3 (đa phần là lành tính và nguy cơ ác tính khoảng 1,7%). Để xác định chính xác, bác sĩ đã tiến hành làm sinh thiết, tức là chọc hút tế bào tuyến giáp để xét nghiệm.

Kết quả sinh thiết là phình giáp phân loại theo hệ thống nhóm II Bethesda (lành tính). Ở trường hợp này, người bệnh đã gặp khó khăn khi ăn uống như nuốt nghẹn, khó nuốt, khàn giọng. Nếu để lâu, nang phát triển lớn hơn có thể gây chèn ép các cơ quan lân cận. Vì vậy, sau khi hội chẩn các chuyên khoa, người bệnh được lên chương trình phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp trong bướu giáp đa nhân. 

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ ghi nhận thùy trái và thùy phải tuyến giáp có nhiều nhân với kích thước từ 1 đến 1,5cm, eo giáp có nhân giáp to khoảng 3x3cm. Các bác sĩ tiến hành cắt bỏ nhân vùng eo giáp, cắt trọn hai thùy, đồng thời bảo tồn thần kinh quặt ngược thanh quản và tuyến cận giáp hai bên.

BS.CKII. Nguyễn Vũ An – Trưởng khoa Ngoại Tổng Quát cho biết: Kích thước nhân eo giáp khá to, để phẫu thuật thành công đòi hỏi ekip phẫu thuật phải có tay nghề cao, cẩn trọng và khéo léo trong quá trình phẫu thuật cắt tuyến giáp mà không xâm lấn các bộ phận khác. Sau hơn 2 giờ ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp.

Sau phẫu thuật, người bệnh hồi phục tốt, vết mổ khô, không gặp biến chứng như khàn tiếng hay tê tay, có thể sinh hoạt bình thường và được xuất viện sau 7 ngày điều trị, theo dõi.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ở tuyến giáp

Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ hình cánh bướm nằm ở vùng cổ, sản xuất các hormone kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể. Khi tuyến giáp phát triển bất thường, phình to một phần hoặc toàn bộ, sẽ hình thành bướu giáp (hay còn gọi là bướu cổ). Trong đó, bướu giáp đa nhân là hiện tượng bướu xuất hiện nhiều nhân, những nhân to có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc phát hiện thông qua siêu âm.

Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi. Mặc dù phần lớn bướu giáp đa nhân là lành tính, tuy nhiên một số trường hợp có nguy cơ ác tính.

Điều đáng lo ngại là ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi khối u phát triển lớn hơn, người bệnh có thể bắt đầu cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như nuốt nghẹn, khó nuốt, khàn giọng, thay đổi giọng nói. Một số người còn có cảm giác đau vùng cổ, tức ngực hoặc khó thở, đặc biệt khi nang phát triển gây chèn ép các cơ quan lân cận. Ngoài ra, khi sờ vào cổ, người bệnh có thể cảm nhận được một khối u nằm ngay dưới da.

Bác sĩ An khuyến cáo, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào liên quan đến tuyến giáp, đặc biệt là sự xuất hiện của một khối u bất thường ở cổ, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp.

u-tuyen-giap-1740369917755772416350-25-0-525-800-crop-1740370081781546211529.jpgĐau tức ngực kèm khó thở kéo dài, bệnh nhân đi khám phát hiện u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp

GĐXH - Bệnh nhân 85 tuổi ở Quảng Ninh có u bướu giáp to thòng trung thất, đè ép gây hẹp khí quản vừa được phẫu thuật thành công.

u-tuyen-giap-1737044016658500503201-0-0-263-420-crop-17370440710831243824845.jpgNgười phụ nữ 43 tuổi mắc bệnh tuyến giáp được bác sĩ khuyên thường xuyên làm việc này

GĐXH - Người có bệnh về tuyến giáp nên đi thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tốc độ lớn lên của u bướu để được can thiệp kịp thời.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022