ha-duong-huyet-17454831311501327927078-0-35-576-957-crop-1745483134689570238837.jpgNgười bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

GĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Đường huyết tăng cao sau ăn là gì?

Tăng đường huyết sau ăn (mealtime sugar spikes) là tình trạng mức đường trong máu tăng nhanh sau khi tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là các loại có chứa nhiều carbohydrate. Mức glucose máu sau bữa ăn 2 giờ vượt quá 140 mg/dL đối với người bình thường và cao hơn 180 mg/dL đối với người mắc bệnh tiểu đường được xem là cao.

Thông thường, sau khi ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa thức ăn thành glucose và cần insulin để giúp hấp thụ glucose vào tế bào. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường hoặc có vấn đề về chuyển hóa, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin không hoạt động hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.

duong-huyet-sau-an-cua-nguoi-benh-tieu-duong-17456445987491804115827.jpg

Ảnh minh họa

Đường huyết tăng cao sau khi ăn có nguy hiểm không?

Đường huyết tăng cao sau ăn nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi khi lượng đường trong máu quá cao, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. 

Việc tăng glucose máu kéo dài có thể gây tổn thương mạch máu, thần kinh và các cơ quan quan trọng như thận và mắt. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn

Để xử trí tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn, người bệnh tiểu đường có thể áp dụng các giải pháp sau đây:

duong-huyet-sau-an-cua-nguoi-benh-tieu-duong5-17456446799262038601413.jpeg

Ảnh minh họa

Điều chỉnh chế độ ăn

Bạn nên chọn các thực phẩm có chỉ số glucose máu thấp, ít chất bột đường, giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ không tinh bột. Tránh thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, bạn cũng cần uống đủ nước và kiểm soát khẩu phần để cân bằng glocuse máu.

Điều chỉnh thuốc

Nếu mức đường trong máu của bạn thường xuyên tăng cao sau bữa ăn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc.

Vận động sau bữa ăn

Tập thể dục nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút sau bữa ăn sẽ giúp cơ bắp sử dụng đường trong máu hiệu quả hơn, ngăn chặn tình trạng tăng glucose máu.

Theo dõi mức đường huyết 

Việc kiểm tra mức đường trong máu sau mỗi bữa ăn giúp bạn nhận biết được tác động của các loại thực phẩm đến cơ thể để kịp thời điều chỉnh.

nguoi-benh-tieu-duong-an-com-gao-lut-174521028547325082808-60-0-356-474-crop-1745210289878144173445.jpgNgười bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

kiem-tra-duong-huyet-1744603957859829166117-35-0-535-800-crop-1744604137938527200847.jpg4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

GĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

do-duong-huyet-luc-doi-o-nguoi-benh-tieu-duong-1744268321566638835836-0-0-411-657-crop-17442684283911345648581.jpgĐo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022