
Ảnh người dân xem múa rồng vào đầu thế kỷ 20 được in trong ấn phẩm Di sản Sài Gòn - TP HCM, NXB Tổng hợp TP HCM giới thiệu trong tháng 5, dịp 50 năm thống nhất đất nước. Theo nhóm tác giả, dưới thời Pháp thuộc, đa số tỉnh, thành phố lớn ở miền Nam đều có đội lân, song tổ chức quy mô và trình diễn bài bản nhất vẫn là các đoàn của Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ảnh người dân xem múa rồng vào đầu thế kỷ 20 được in trong ấn phẩm Di sản Sài Gòn - TP HCM, NXB Tổng hợp TP HCM giới thiệu trong tháng 5, dịp 50 năm thống nhất đất nước. Theo nhóm tác giả, dưới thời Pháp thuộc, đa số tỉnh, thành phố lớn ở miền Nam đều có đội lân, song tổ chức quy mô và trình diễn bài bản nhất vẫn là các đoàn của Sài Gòn - Chợ Lớn.

Theo bà Nguyễn Hạnh (chủ biên tập sách), năm 1936, võ sư Lưu Hạo Lương lập võ quán Nhơn Nghĩa Đường. Ông cũng thành lập nên đoàn lân Chu Quán Nhơn Nghĩa Đường - đội lân tiêu biểu của người Hoa tồn tại đến ngày nay. Cuối tháng 3, nghệ thuật lân sư rồng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo bà Nguyễn Hạnh (chủ biên tập sách), năm 1936, võ sư Lưu Hạo Lương lập võ quán Nhơn Nghĩa Đường. Ông cũng thành lập nên đoàn lân Chu Quán Nhơn Nghĩa Đường - đội lân tiêu biểu của người Hoa tồn tại đến ngày nay. Cuối tháng 3, nghệ thuật lân sư rồng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hát bội cũng là nghệ thuật được đông đảo người dân yêu thích. Đầu thế kỷ 19, hát bội ở đất Gia Định không khác nhiều so với ở miền Trung (Bình Định). Năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước, bộ môn này ở miền Nam có điều kiện phát triển hơn. Năm 1813, Tả quân Lê Văn Duyệt, một người rất thích hát bội, lập riêng một đoàn. Quan lại ở khắp các trấn cũng đua nhau lập gánh hát. Năm 1832, sau khi đoàn hát của Tổng trấn Lê Văn Duyệt bị giải tán, các gánh khác cũng tan rã, chỉ còn dòng hát bội dân gian.
Hát bội cũng là nghệ thuật được đông đảo người dân yêu thích. Đầu thế kỷ 19, hát bội ở đất Gia Định không khác nhiều so với ở miền Trung (Bình Định). Năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước, bộ môn này ở miền Nam có điều kiện phát triển hơn. Năm 1813, Tả quân Lê Văn Duyệt, một người rất thích hát bội, lập riêng một đoàn. Quan lại ở khắp các trấn cũng đua nhau lập gánh hát. Năm 1832, sau khi đoàn hát của Tổng trấn Lê Văn Duyệt bị giải tán, các gánh khác cũng tan rã, chỉ còn dòng hát bội dân gian.

Đầu thế kỷ 20, hát bội phổ biến hơn với người miền Nam, nhiều ban nhóm đình đám tụ hội ở Sài Gòn. Những vở thường dựa theo điển tích, câu chuyện xưa cũ trong và ngoài nước. Đặc trưng các tuồng thời kỳ này là hát nửa bội, nửa kịch, mặc xiêm y áo giáp thời xưa nhưng hát, nói suông, diễn tả một cách tân thời cho dễ nhớ, dễ nghe.
Đầu thế kỷ 20, hát bội phổ biến hơn với người miền Nam, nhiều ban nhóm đình đám tụ hội ở Sài Gòn. Những vở thường dựa theo điển tích, câu chuyện xưa cũ trong và ngoài nước. Đặc trưng các tuồng thời kỳ này là hát nửa bội, nửa kịch, mặc xiêm y áo giáp thời xưa nhưng hát, nói suông, diễn tả một cách tân thời cho dễ nhớ, dễ nghe.

Các đào, kép nhí trong một gánh tuồng cổ. Sang thập niên 1930-1940, nhiều đoàn tiếp tục được thành lập, tạo nên bức tranh sống động, đa diện của sân khấu đương thời, với các gánh hát như Phi Phụng, Phụng Hảo, Thái Bình.
Các đào, kép nhí trong một gánh tuồng cổ. Sang thập niên 1930-1940, nhiều đoàn tiếp tục được thành lập, tạo nên bức tranh sống động, đa diện của sân khấu đương thời, với các gánh hát như Phi Phụng, Phụng Hảo, Thái Bình.

Trích đoạn nghệ sĩ Phùng Há (vai Lữ Bố, xuất hiện ở giây 0:33) trong Phụng Nghi Đình, cùng nghệ sĩ Thanh Nga (vai Điêu Thuyền). Video: Tư liệu

Đờn ca tài tử Nam bộ được phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình. Ban nhạc thường sử dụng năm nhạc cụ, gọi là ban ngũ tuyệt, gồm: đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò và đàn tam. Họ có thêm sáo phụ họa, thường là sáo bảy lỗ.
Đờn ca tài tử Nam bộ được phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình. Ban nhạc thường sử dụng năm nhạc cụ, gọi là ban ngũ tuyệt, gồm: đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò và đàn tam. Họ có thêm sáo phụ họa, thường là sáo bảy lỗ.

Thông thường, ban nhạc chỉ mặc các loại thường phục. Khi ở đình, miếu hoặc dịp trọng đại, họ mới mặc trang phục biểu diễn lên sân khấu.
Thông thường, ban nhạc chỉ mặc các loại thường phục. Khi ở đình, miếu hoặc dịp trọng đại, họ mới mặc trang phục biểu diễn lên sân khấu.

Một nhóm nghệ nhân đầu thế kỷ 20. Thập niên 1910, nghệ nhân Nguyễn Tống Triều và ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho lên Sài Gòn trình diễn ở nhà hàng Cửu Long Giang. Đây là lần đầu tiên nhạc tài tử lên sân khấu chuyên nghiệp nơi đô thị.
Một nhóm nghệ nhân đầu thế kỷ 20. Thập niên 1910, nghệ nhân Nguyễn Tống Triều và ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho lên Sài Gòn trình diễn ở nhà hàng Cửu Long Giang. Đây là lần đầu tiên nhạc tài tử lên sân khấu chuyên nghiệp nơi đô thị.
Mai Nhật Ảnh: NXB cung cấp