Ở tuổi 27, cô gái người Trung Quốc luôn nghĩ mình rất khỏe mạnh vì có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Trong chế độ ăn của cô thường xuyên xuất hiện rau xanh và hoa quả. Cô cho rằng bản thân có hệ tiêu hóa, đường ruột tốt. Cũng chính vì điều này này mà cô đã bỏ lỡ cơ hội phát hiện sớm căn bệnh ung thư đại trực tràng.
Ảnh minh ho
Được biết, trước khi nhập viện, cô gái phát hiện bản thân xì hơi với tần suất bất thường. Dù đã thay đổi chế độ ăn thanh đạm, tình trạng này vẫn không thuyên giảm.
Sau đó, nữ bệnh nhân bị đau quặn bụng, buồn đi tiêu sau khi ăn và thường xuyên bị tiêu chảy. Đến lúc nhận ra mức độ nghiêm trọng của các tình trạng nói trên, cô gái trẻ mới đi khám bệnh. Kết quả, cô bàng hoàng nhận chẩn đoán ung thư đại trực tràng giai đoạn 3.
Xì hơi như thế nào là bình thường?
Xì hơi (trung tiện) vốn chỉ là phản ứng của cơ thể để thải khí ra ngoài. Khi cơ thể có nhu cầu xì hơi, hậu môn sẽ tự động mở rộng để tạo đường cho hơi thoát ra ngoài, có thể kèm theo âm thanh và hơi, có thể không có mùi nhưng cũng có thể có mùi đặc trưng. Với trường hợp này, xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường cho thấy cơ thể đang khỏe mạnh.
Tuy nhiên, xì hơi còn là yếu tố phản ánh sức khỏe của hệ tiêu hóa. Trung bình mỗi ngày cơ thể thải khí khoảng 20 lần và đầy hơi là do đường tiêu hóa chứa quá nhiều không khí. Do đó, nếu xì hơi trong khoảng này thì có thể yên tâm đó là việc bình thường.
3 dấu hiệu xì hơi cảnh báo bệnh
Mùi xì hơi quá hôi
Mùi xì hơi quá hôi có thể là do chế độ ăn có nhiều lưu huỳnh. Những món chứa lượng lưu huỳnh cao thường gặp là bông cải xanh, cải thảo, xà lách, hành, tỏi, hành tây, phô mai, thậm chí là rượu. Khi được phân rã trong ruột, chúng sẽ có mùi như trứng thối.
Trong phần lớn các trường hợp, mùi xì hơi quá hôi không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì cần đến kiểm tra bác sĩ vì có thể bạn đang bị viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích.
Ảnh minh họa
Xì hơi kèm với đau bụng
Xì hơi nhiều kèm theo cơn đau bụng, khó chịu sau khi ăn có thể là dấu hiệu của chứng không dung nạp thực phẩm. Ví dụ điển hình nhất là bạn ăn phô mai hoặc uống sữa sau đó cơn đau bụng và đầy hơi xuất hiện. Khi xì hơi, mùi sẽ rất khó chịu.
Nguyên nhân là do cơ thể không thể hấp thu được đường sữa cho đến khi đi vào ruột non. Tại đây, vi khuẩn đường ruột sẽ phân rã đường sữa, giải phóng khí và gây đầy hơi, khiến mùi xì hơi rất hôi.
Hãy thử kiêng ăn đường sữa ít ngày để xem tình trạng đầy hơi, xì hơi nặng mùi có còn hay không. Nếu bệnh vẫn còn thì hãy tìm đến bác sĩ để xác định xem nhóm thực phẩm nào mà cơ thể bạn không thể dung nạp.
Xì hơi với tần suất bất thường
Căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến xì hơi và đi ngoài. Khi căng thẳng, cơ thể có xu hướng chọn những món không lành mạnh như kem hay thực phẩm chế biến. Những món này sẽ tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, căng thẳng cũng khiến chúng ta nuốt nước bọt và không khí vào bụng nhiều hơn mà không hay biết. Những yếu tố này khiến bạn xì hơi và đi ngoài với tần suất bất thường, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Tất cả những gì cần làm là phải kiểm soát căng thẳng bằng cách thư giãn, thiền, tập hít thở sâu.
Những trường hợp xì hơi cần được thăm khám sớm
Ảnh minh họa
Nếu xì hơi nhiều kèm theo các hiện tượng sau thì người bệnh cần thận trọng vì nó có thể cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa đang có vấn đề:
- Hay bị tiêu chảy.
- Hay đau bụng một cách bất thường kèm theo cảm giác buồn nôn và hay bị nôn mửa.
- Thường xuyên đại tiện ra máu
Những dấu hiệu trên đây thường gặp ở bệnh viêm loét đại tràng, tiêu chảy cấp, bệnh Celiac,... cần được bác sĩ chuyên khoa khám để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây xì hơi. Với các trường hợp bị xì hơi nhiều trong thời gian dài xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.