Não "chi chít" đốm trắng, tổn thương nghiêm trọng

Bác sĩ Hoàng Anh, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhân dân số 3, Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc cho biết: “Bệnh nhân nam đến bệnh viện khám trong tình trạng đau đầu dữ dội. Tôi đã chỉ định bệnh nhân chụp CT não và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Kết quả chụp CT cho thấy não bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, trong não xuất hiện nhiều đốm trắng, nghi ngờ là nang sán. Xét nghiệm phân xác định bệnh nhân bị nhiễm sán dây lợn”.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định phẫu thuật nội soi để loại bỏ nang sán trong não và giảm áp lực nội sọ nhằm cứu sống bệnh nhân. Đồng thời, bệnh nhân cũng được điều trị nội khoa bằng thuốc diệt nang sán kết hợp với thuốc kháng viêm, thuốc chống động kinh và kháng sinh. Sau khi điều trị, sức khỏe của bệnh nhân dần hồi phục.

5508903092556840490-1721641548412472428375-1721691305667-1721691305824667159846.jpg

Não của bệnh nhân "chi chít" các đốm trắng. (Nguồn ảnh: Sohu)

Sai lầm khi ăn thịt lợn tăng nguy cơ nhiễm sán dây

Theo bác sĩ Hoàng Anh, sán dây thường phải ký sinh trong ruột của động vật (lợn, bò, cá,...) để tồn tại và lây nhiễm sang người thông qua đường miệng. Tùy theo loại vật chủ trung gian (bò, heo, cá…) sán dây ký sinh mà chúng sẽ có những tên gọi khác nhau như: sán dây lợn, sán dây bò, sán dây cá…

  • mon-dau-phu-ngon-bo-re-luu-y-an4-17210420106681928096692-677-0-1341-1062-crop-1721115812075520639493.jpg

    Món đậu phụ "ngon nút lưỡi" khiến CĐM "rần rần" vì hao cơm: Muốn tim khỏe, giảm cân nên hạn chế 1 thứ khi nấu

“Với sán dây lợn, bệnh thường lây nhiễm khi chúng ta ăn thịt lợn có chứa nang sán chưa được nấu chín kỹ, nang sán đi vào cơ thể người sẽ nở ra ấu trùng, phát triển thành sán dây lợn trưởng thành và ký sinh ở ruột non của người.

Sán phát triển sẽ có nhiều đốt, những phần đốt già ở cuối cơ thể sán thường sẽ tự rụng và nằm trong đường tiêu hoá bệnh nhân. Nếu người bệnh gặp vấn đề về rối loạn nhu động ruột, đốt sán có thể bị đẩy ngược lên dạ dày, bị vỡ ra và phóng thích trứng sán dây tại dạ dày, trứng sán được hấp thu vào máu, theo vòng tuần hoàn đi đến các cơ quan khác nhau như não, tim, gan, phổi,... rồi tạo thành các nang chứa ấu trùng. Ấu trùng sán dây ký sinh trong các cơ quan khác nhau có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí gây tử vong”, bác sĩ Hoàng Anh giải thích.

Bác sĩ Hoàng Anh cho biết với trường hợp của bệnh nhân kể trên, bệnh nhân có thói quen ăn thịt lợn xào tái, chưa được nấu chín kỹ. Rất có thể bệnh nhân đã mua phải thịt nhiễm sán dây, sau đó chỉ xào tái và ăn nên mới bị nhiễm bệnh sán dây lợn.

xao-thit-heoafc5a9bd-ff25-43da-80dd-e257edad1557-17216418647071092044422-1721691306536-17216913066411045480978.jpg

Người đàn ông có thói quen ăn thịt lợn xào tái. (Ảnh minh họa)

Biểu hiện sán dây lợn ký sinh trong não

Nang sán dây lợn ký sinh ở não là trường hợp rất nguy hiểm, gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng. Tùy theo vị trí, số lượng của nang ấu trùng trong não, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

- Đau đầu dữ dội từng cơn.

- Tăng áp lực nội sọ.

- Động kinh, co giật.

- Suy giảm trí nhớ.

- Rối loạn tâm thần.

- Tăng bạch cầu ái toan trong dịch não tủy, có thể dẫn đến tử vong hoặc gây biến chứng nặng nề.

- Đột tử hoặc bị liệt do dây thần kinh bị chèn ép.

Phòng ngừa nhiễm sán dây lợn

Bác sĩ Hoàng Anh khuyến cáo để phòng ngừa nhiễm sán dây lợn, mọi người cần lưu ý những điều sau:

- Thực hiện vệ sinh môi trường sinh sống sạch sẽ.

- Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi nấu ăn.

- Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi nấu nướng.

- Tuyệt đối không ăn thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022