Gần đây, Bệnh viện liên kết thứ hai của trường Đại học Y Nam Kinh (Trung Quốc) đã điều trị thành công cho một thí sinh 18 tuổi sắp đến kỳ thi đại học. Nam sinh bị nhiễm toan ceton do dùng đồ uống có đường trong thời gian dài.

Bệnh nhân Tiểu Chu (bút danh) đã uống đồ uống có đường trong một thời gian dài do áp lực học tập. Thói quen ăn uống không tốt dẫn đến nhiễm toan đái tháo đường. Trong một lần đang ôn thi đại học, cậu uống nước ngọt xong thì lăn ra bất tỉnh, đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch. Sau khi được đội ngũ y tế của Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Nam Kinh điều trị cẩn thận, Tiểu Chu đã qua cơn nguy kịch và dần hồi phục sức khỏe.

edit-nam-17194656595182111196562.jpeg

Bệnh nhân Tiểu Chu đã uống đồ uống có đường trong một thời gian dài do áp lực học tập. (Ảnh minh họa: AI)

Dùng đồ uống có đường - Thói quen xấu của nhiều thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học

Tiểu Chu là một trong những thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay. Do áp lực học tập, từ lâu, cậu đã phải tìm đến đồ uống có đường như nước ngọt, nước có gas. Mỗi ngày, Tiểu Chu uống vài chai để cảm thấy dễ chịu hơn.

  • my-pham-171922571906230214673-57-0-432-600-crop-171922572307790551529.jpg

    Sản phẩm dưỡng trắng da "thị phi" nhất Tiktok: Bảng thành phần khiến người mua phải "suy nghĩ lại"?

2 tuần trước khi phát bệnh, Tiểu Chu có hiện tượng khó thở, khô miệng, mệt mỏi dù mới đi được 2 bước chân. Mỗi ngày, cậu uống hơn 5 lít nước, tần suất đi tiểu tăng chóng mặt. Gia đình cho rằng khoang miệng của Tiểu Chu có vấn đề nên đã đưa đến bệnh viện nha khoa để kiểm tra nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường nào. Tiểu Chu và gia đình đều cảm thấy những thay đổi về thể chất là do áp lực của kỳ thi tuyển sinh đại học khiến cậu quá lo lắng. 

Sáng ngày 5/6, trước ngày thi tuyển sinh đại học, nhiều người đang làm thủ tục thi cử vô cùng kinh hoàng khi phát hiện Tiểu Chu bất tỉnh. Họ nhanh chóng đưa cậu đến trung tâm dịch vụ y tế cộng đồng địa phương.

n2-1719465427164305461491.jpg

Tình trạng mà Tiểu Chu gặp phải rất nghiêm trọng. Lượng đường trong máu cao đến mức ngay cả máy đo đường huyết cũng không thể đo được. Bệnh nhân có triệu chứng sốc phản vệ, nhanh chóng được đưa đến khoa cấp cứu (Bệnh viện trực thuộc số 2 của Đại học Y Nam Kinh).

Tại đây, Tiểu Chu được tiến hành khám toàn diện một cách nhanh chóng. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy lượng đường trong máu của cậu lên tới 78 mmol/L, vượt xa mức đường huyết lúc đói bình thường là 3,9 ~ 6,1 mmol/L. Đồng thời, độ pH trong máu là 6,9, thấp hơn bình thường 7,35 - 7,45. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm toan đái tháo đường. 

Ngoài ra, bệnh nhân còn bị tiêu chảy, có các triệu chứng nhiễm trùng khác, tính mạng đang gặp nguy hiểm. Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BS Sun Liqun cho rằng, nếu trường hợp này không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như ngừng tim.

Nam sinh được điều trị tích cực bằng cách bù nước, tiêm insulin vào tĩnh mạch để hạ đường huyết. Trong quá trình điều trị, bác sĩ cũng nhận thấy Tiểu Chu bị thiếu kali trầm trọng. Với việc bổ sung chất lỏng, hạ đường huyết, điều chỉnh axit và bổ sung kali tích cực, tình trạng của Tiểu Chu dần dần thuyên giảm.

n3-17194654272001256079765.jpg

Sau khi được đội ngũ y tế chăm sóc và điều trị cẩn thận, Tiểu Chu tỉnh dậy sau cơn hôn mê vào ngày thứ hai. Vào ngày thứ 5, bệnh nhân đã giao tiếp được bình thường.

Tiểu Chu tiếp tục được chuyển đến điều trị ở Khoa Nội tiết. Sau khi điều trị chuyên nghiệp và tích cực, các triệu chứng nhiễm toan ceton đã hoàn toàn thuyên giảm. Tuy nhiên, lượng đường trong máu bất thường do tiểu đường gây ra, xuất phát từ lối sống không lành mạnh. Tiểu Chu được chẩn đoán bị tiểu đường type 2.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong tương lai, cậu cần tích cực điều chỉnh lối sống, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn điều trị bằng thuốc của bác sĩ. Đặc biệt cần kiểm soát chế độ ăn uống, tiếp tục tập thể dục và theo dõi lượng đường trong máu.

Chú ý điều chỉnh lối sống, phòng tránh bệnh tiểu đường ở người trẻ

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ vị thành niên đang gia tăng hàng năm, điều này có liên quan mật thiết đến những thay đổi trong lối sống hiện đại. 

n4-17194654272031121579568.jpg

BS Trần Ngọc Lương (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết, các yếu tố như: Thiếu tập thể dục, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và nhiều đường, áp lực học tập cao và căng thẳng tinh thần lâu dài, đều là những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tiểu đường ở tuổi vị thành niên.

Ví dụ như trường hợp của nam sinh này. Uống quá nhiều nước ngọt, nước có gas thay nước lọc trong thời gian dài, khiến tình trạng rối loạn chức năng insulin trở nên trầm trọng. Nó còn che lấp các triệu chứng hạ đường huyết, gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh kịp thời.

Chuyên gia khuyến cáo, mọi người, nhất là thanh thiếu niên, nên duy trì thói quen sinh hoạt tốt, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục vừa phải và nghỉ ngơi đầy đủ. Phụ huynh và nhà trường nên tăng cường giáo dục sức khỏe cho thanh thiếu niên, hướng dẫn con hình thành quan niệm đúng đắn về sức khỏe.

Đồng thời, những người có các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường như khô miệng, khát nhiều, tiểu nhiều nên đến bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022