men-gan-cao-1744438933452590527988-50-0-462-659-crop-1744439023638520366484.jpgNgười đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Men gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tinh lọc các thức ăn được chuyển đến gan thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể đồng thời thải các độc tố ra bên ngoài. Men gan cao hay men gan thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh.

men-gan-thap-17446899429771550086209.jpg

Ảnh minh họa

Men gan thấp có nguy hiểm không?

Mức men gan thấp có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Mức men gan thấp có thể là biểu hiện của các bệnh như u mạch máu gan, xơ gan, viêm gan, suy gan cấp.

Ngoài ra, một số bệnh khác như bệnh thận, rối loạn chức năng tuyến giáp, suy thượng thận, suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng có thể dẫn đến tình trạng men gan thấp.

Vì vậy, nếu người bệnh nhận thấy có các dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh lý liên quan đến men gan thấp.

Nguyên nhân gây men gan thấp?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến men gan thấp, đó có thể do bệnh nhân mắc một số bệnh lý mạn tính hoặc cũng có thể do thói quen sinh hoạt, ăn uống gây nên. Cụ thể:

- Do người bệnh mắc các bệnh lý về gan, thận, đường ruột, bệnh cellac, bệnh Crohn …

- Do sử dụng các loại thuốc fibat và ngừa thai.

- Do bị thiếu sắt, bị nhiễm trùng, lượng canxi trong máu thấp, hạ đường huyết.

- Do bị suy giáp hay bị suy tuyến thượng thận.

- Do ănn quá nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật, ăn nhiều thực phẩm đóng hộp.

- Do suy dinh dưỡng, ăn uống kém hấp thụ, khẩu phần ăn nhiều chất đạm (protein) và người bị tiêu chảy cấp độ nặng.

Dấu hiệu người bị men gan thấp

men-gan-thap7-17446900679652097934258.jpg

Ảnh minh họa

Mệt mỏi kéo dài 

Mệt mỏi kéo dài là biểu hiện thường gặp khi men gan thấp. Khi men gan thấp, chức năng gan có thể suy giảm, dẫn đến tích tụ các chất độc hại trong cơ thể. Đồng thời, gan không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng hiệu quả để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, gây mệt mỏi kéo dài.

Đau bụng

Đau bụng nhất là vùng hạ sườn phảihay vùng bụng trên bên phải, có thể do men gan thấp. Tình trạng viêm và tổn thương kích thích mô gan và bao gan, giảm sản xuất mật dẫn đến khó tiêu ảnh hưởng hệ tiêu hóa hoặc tình trạng ứ mật... Tất cả đều góp phần gây đau bụng.

Chán ăn và buồn nôn

Chán ăn và buồn nôn là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa do suy yếu chức năng gan. Lúc này, các chất độc hại tích tụ trong cơ thể dẫn đến cảm giác buồn nôn. Lượng mật do gan sản xuất để hỗ trợ tiêu hóa giảm, quá trình tiêu hóa khó khăn cũng dẫn đến khó tiêu và chán ăn.

Sụt cân

Sụt cân do gan ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng, khiến cơ thể không thể hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng cần thiết. Tích tụ độc tố, giảm tổng hợp protein cũng là nguyên nhân làm mất dần khối lượng cơ bắp, dẫn đến sụt cân.

Điều trị men gan thấp như thế nào?

men-gan-17446901194491573433917.jpg

Ảnh minh họa

Khi chẩn đoán men gan thấp, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng về nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu men gan thấp do các bệnh lý về gan, thận hoặc rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, bác sĩ sẽ chỉ định những phác đồ điều trị nhằm khắc phục triệt để căn nguyên.

Trong trường hợp men gan giảm quá thấp, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi cách dùng, vì có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.

Chế độ ăn cho người bị men gan thấp

Theo các chuyên gia, men gan thấp có thể được cải thiện hiệu quả nhất nếu người bệnh điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Người bệnh men gan thấp cần:

- Ăn nhiều chất xơ, giảm lượng chất béo bão hòa và calo để tăng men gan. Không sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào.

- Không sử dụng những thực phẩm có lượng đường cao vì sẽ gây rối loạn men gan, ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết trong máu

- Không uống rượu bia, không dùng chất kích thích và đồ uống có cồn.

- Nên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có đời sống tinh thần phong phú, hạn chế căng thẳng.

men-gan-cao-1741763597716257963704-0-49-235-425-crop-1741764614620542393368.jpgNgười phụ nữ nhập viện vì men gan cao gấp 10 lần thừa nhận một sai lầm khi ăn nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Trước khi nhập viện vì bị men gan tăng cao, chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng, bà Vương đã luộc và ăn 1 túi lạc có dấu hiệu bị mốc vì để từ rất lâu.

men-gan-tang-cao-17423050357031228277106-44-0-1244-1920-crop-1742305135376112420426.jpgNgười đàn ông 63 tuổi nhập viện vì men gan tăng cao do lạm dụng uống nước lá vối và xạ đen liên tục để giải độc

GĐXH - Có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, người đàn ông uống nước lá cây với mục đích mát gan, giải độc gan nhưng phải nhập viện vì men gan tăng cao.

viem-gan-b-men-gan-cao6-17337574658162051561627-0-29-382-640-crop-17337574712891036445334.jpgNgười phụ nữ 56 tuổi ở Hà Nội nhập viện gấp vì men gan cao gấp 100 lần, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Người phụ nữ bị viêm gan B cho biết tự ý bỏ thuốc kháng virus 2 tháng nay, không thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mà nghe lời thầy lang uống nước kiềm không rõ loại để chữa trị bệnh gan.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022