Ông Lý (người Trung Quốc) được chẩn đoán đường huyết cao cách đây 1 năm. Bác sĩ yêu cầu ông bỏ uống rượu và kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống. Ông cũng tuân thủ nghiêm ngặt nên sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều.

Gần đây, ông gặp gỡ bạn bè nhiều hơn vào dịp cuối năm. Trong lúc họ uống rượu thì ông ăn đậu phộng. Ông không suy nghĩ quá nhiều vì cho rằng đây là hạt nên không ảnh hưởng đến đường huyết.

giaidapvisaotangduonghuyetsaukhitaptheduc2cbddc037f8-1706774659785140679659.png

Thế nhưng, sau đó ông thấy mình khát và uống nước nhiều hơn. Dù đã uống nước liên tục mà vẫn cảm thấy khát. Khi đo lượng đường huyết thì thấy lên cao. Ông phải vội vàng đến viện kiểm tra. Điều làm ông Lý thắc mắc là đậu phộng không phải tinh bột, cũng không nhiều đường, vậy làm sao lại khiến lượng đường trong máu tăng lên?

Ăn một vài hạt đậu phộng mỗi ngày cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu?

Đậu phộng là một trong những thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng ăn đậu phộng rất dễ bị đường huyết cao và cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng ăn đậu phộng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy đậu phộng làm tăng hay hạ đường huyết?

20240121085159761-17067746118251198726360.jpeg

Trên thực tế, nếu chỉ được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, lợi ích của việc ăn đậu phộng vẫn lớn hơn nhược điểm. Lý do là bởi vì axit arachidonic có trong đậu phộng có thể giúp tăng trưởng, phát triển tế bào não, đồng thời cải thiện chức năng tim mạch, khả năng miễn dịch, cũng như điều chỉnh lượng đường trong máu và lipid máu.

Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm (từ 0 - 100) càng lớn thì mức độ tăng đường huyết sau khi ăn càng nhiều. Chỉ số GI của đậu phộng được cho là 14 nên được xếp vào loại có chỉ số GI thấp, ít gây biến động lượng đường trong máu sau ăn của bệnh nhân mắc tiểu đường.

Năm 2021, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy ăn đậu phộng điều độ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nhưng không phải càng ăn nhiều đậu phộng thì càng tốt, đặc biệt là đối với những bệnh nhân tiểu đường. Khi lượng axit arachidonic quá nhiều cũng sẽ gây rối loạn đảo tụy, làm tăng thêm lượng đường trong máu. Do đó, mặc dù đậu phộng có lợi nhưng không thể ăn như một món ăn vặt giống như ông Lý đã làm.

Do đó, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn một ít đậu phộng ở mức độ vừa phải, khoảng 25-35 gram mỗi ngày.

20240121085122888-1706774694641903127862.jpeg

Làm thế nào để ổn định lượng đường trong máu một cách khoa học? 3 điều cần ghi nhớ

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, nếu muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng, và bạn phải chú ý đến 3 thói quen sau đây.

1. Ăn 3 bữa thường xuyên

Ngày nay, để giảm cân, nhiều người có thói quen ăn uống "bừa bãi", cuối cùng họ không thể kiểm soát và dẫn đến ăn quá nhiều. Điều này có thể gây biến động lớn về lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến bài tiết insulin và tăng cân. Do đó, ăn uống 3 bữa đầy đủ và duy trì lượng đường trong máu ổn định không chỉ hữu ích cho việc giảm cân mà còn tốt cho lượng đường trong máu.

Ngoài ra, ăn vặt đêm khuya cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến biến động lượng đường trong máu. Trường Y Harvard đã thực hiện các nghiên cứu liên quan và phát hiện ra rằng những người ăn đồ ăn nhẹ vào ban đêm có lượng đường trong máu tăng trung bình 6,4%.

20240121085233834-17067745590261643584637.jpeg

2. Nên ăn thêm ngũ cốc, chất xơ, protein

Hầu hết các loại thực phẩm được tạo thành từ carbohydrate tinh chế rất dễ gây ra bất thường về lượng đường trong máu. "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc" (Phiên bản 2022) khuyến cáo rằng người lớn nên tiêu thụ 200-300 gram ngũ cốc mỗi ngày, đồng thời tăng vừa phải hàm lượng chất xơ, protein trong chế độ ăn uống để ngăn lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn.

Ngoài ra, ăn cơm thực sự rất dễ làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy đừng ăn quá nhiều và nên nhai chậm, nhai kỹ mỗi khi ăn.

3. Chăm chỉ tập thể dục

Tập thể dục vừa phải sau bữa ăn có thể cải thiện sự gia tăng lượng đường trong máu. Lý do là bởi vì tập thể dục làm tăng độ nhạy insulin, giúp các tế bào sử dụng insulin để hấp thụ glucose trong máu. Tập thể dục còn giúp các tế bào cơ co lại có thể hấp thụ glucose ngay cả khi không có insulin. Việc tập thể dục có thể giúp hạ đường huyết kéo dài khoảng 24 giờ sau khi tập luyện.

20240121085251234-1706774540003970501899.jpeg

Nhìn chung, việc kiểm soát lượng đường trong máu không thể tách rời thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng cân bằng, đa dạng và vận động vừa phải. Bạn đã làm được những điều này chưa?

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022