Thận nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm lọc máu, loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thận cũng giúp duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể.

Thận khỏe mạnh sẽ đảm bảo quá trình lọc máu diễn ra hiệu quả, giúp đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu thận suy hỏng các chức năng kể trên cũng bị ảnh hưởng, dẫn tới các chất độc hại tích tụ, gây tổn thương thận và các cơ quan khác.

Chuyên trang y tế Mỹ WebMD cho biết khi thận tổn thương, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo ở chân, đó là chuột rút.

  • foods-to-buy-every-week-to-lower-dementia-risk-1753617875150260071569-1753624133762-17536241391161438161057-6-0-475-750-crop-17536242302501877206764.jpg

    Tôi luôn mua 3 thực phẩm này mỗi tuần cho cả nhà cùng ăn để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ: Tất cả đã được chứng minh

Theo thông tin đăng tải trên website của Quỹ Thận Quốc gia (NKF) Mỹ, suy thận gây ảnh hưởng tới chức năng cân bằng điện giải của cơ thể, khiến nồng độ kali và phốt pho trong máu có thể tăng cao. Sự mất cân bằng nồng độ natri, canxi, kali hoặc các chất điện giải khác có thể làm gián đoạn hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh. Điều này có thể gây ra tình trạng chuột rút ở chân.

Người mắc bệnh thận mạn tính ở giai đoạn đầu có thể bị chuột rút, co giật cơ đột ngột, đặc biệt ở chi dưới. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi đang nghỉ ngơi.

Do đó, nếu cơ thể xuất hiện tình trạng chuột rút không rõ nguyên nhân (không hoạt động gắng sức, không bị mất nước) thì mọi người cần cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thận tổn thương hoặc suy thận.

16351171-17536856666611144386789-1753699077350-17536990775021954688557.jpg

Chuột rút ở chân có thể là dấu hiệu cảnh báo thận bị tổn thương.

Ngoài tình trạng chuột rút ở chân, theo trang tin Times of India, các vấn đề ở thận cũng có thể gây ra một số triệu chứng khác trên chân, bao gồm:

- Phù chân: Chức năng thận kém có thể ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ chất lỏng và natri dư thừa ra khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng giữ nước. Điều này có thể gây phù ở bàn chân và mắt cá chân.

- Da bàn chân khô, có màu khác thường: Da chân đậm màu, chuyển màu đồng hoặc hơi vàng hoặc da chân khô, bong tróc có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.

- Ngứa da: Rối loạn chức năng thận khiến chất thải tích tụ trong cơ thể và có thể gây kích ứng hoặc ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở bàn chân, khiến người bệnh có cảm giác ngứa da chân, chân có cảm giác bị như kim châm.

Các tổn thương ở thận thường tiến triển âm thầm trong giai đoạn đầu, dễ bị bỏ qua. Các dấu hiệu chỉ trở nên rõ rệt khi bệnh tiến triển đến mức độ nặng. Do đó, khi chân xuất hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, mọi người không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời (nếu có).

(Theo WebMD, National Kidney Foundation, Times of India)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022