Từ lâu, hàu đã được xếp vào danh sách những loại hải sản bổ dưỡng bậc nhất do chúng giàu protein, kẽm, omega-3 và nhiều khoáng chất có lợi cho tim mạch, sinh lý, da và tóc.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hàu là một trong những loài chứa nhiều vi nhựa nhất trong nhóm động vật thân mềm. Nghiên cứu của Đại học Hull (Anh) phân tích hơn 50 báo cáo cho thấy hàu, vẹm, sò điệp là những loài nhiễm vi nhựa nặng nhất (lên tới 10,5 hạt/g).

Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đăng trên tạp chí Vietnam Journal of Science and Technology (số 3/2022), bước đầu đã cho thấy tình trạng tích tụ vi nhựa trong hàu tại Đà Nẵng.

cach-lam-hau-chien-trung-don-gian-thom-ngon-lai-b-4-1200x6762x-1200x676-1744615198679-17446151990181337691843.jpg

Món ăn từ hàu.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm, cho hay vi nhựa là những mảnh nhựa siêu nhỏ (<5mm), thậm chí chỉ đo được bằng micron hoặc nano. Do có kích thước siêu nhỏ nên chúng có thể đi qua hệ thống thức ăn, nhiễm vào các loài hải sản sống ở biển – trong đó có hàu.

  • b-1744467681230787141827-0-0-625-1000-crop-1744467684894950992966.jpg

    Giảm mỡ bụng nhanh hơn cả gập bụng: Hãy ăn những món này vừa ngon miệng vừa đốt mỡ, giữ eo thon

Theo thông tin đăng tải trên báo VnExpress, Việt Nam là một trong năm quốc gia xả nhiều rác thải nhựa ra đại dương nhất thế giới, đứng thứ tư trong số mười quốc gia quản lý rác thải nhựa kém nhất toàn cầu.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), ước tính tại Việt Nam có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền mỗi năm, ít nhất 10% trong số đó bị rò rỉ vào đường thủy. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những nước gây ô nhiễm nhựa đại dương hàng đầu. Khối lượng rò rỉ này có thể tăng gấp đôi vào năm 2030.

Theo PGS Thịnh, ô nhiễm rác thải nhựa chính là nguyên nhân khiến hải sản, trong đó có hàu, bị nhiễm vi nhựa. Do hàu là loài sinh vật lọc nước, chúng hút nước qua mang, lọc ra sinh vật phù du và các chất hữu cơ để làm thức ăn. Cũng chính vì vậy, nếu nguồn nước chứa vi nhựa, chúng sẽ bị hàu “lọc” vào cơ thể.

Trong khi đó, nhiều vùng biển, sông, vịnh nuôi hàu ngày càng ô nhiễm do rác thải nhựa, từ túi nilon, chai nhựa, sợi vải tổng hợp đến lưới đánh cá. Điều này khiến hàu trở thành một trong những loài tiêu thụ vi nhựa nặng nề nhất trong chuỗi thực phẩm hải sản.

Hai lưu ý khi ăn hàu

Theo tạp chí Environment International, vi nhựa sau khi vào cơ thể có thể xâm nhập vào máu, gan, thận và thậm chí là não, gây rối loạn chuyển hóa sinh học. Đây là cảnh báo đáng lo ngại trong bối cảnh con người tiêu thụ hàng tấn hải sản mỗi năm.

PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, tác động của vi nhựa vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, một số công trình đã chứng minh vi nhựa có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Hàu vẫn là một nguồn dưỡng chất quý giá. Hiện nay chưa có khuyến cáo chính thức về vấn đề vi nhựa trong hàu. Tuy nhiên, để hạn chế vi nhựa theo chuỗi thực phẩm vào cơ thể và đảm bảo an toàn sức khỏe, người dân cần lưu ý:

- Hạn chế ăn hàu sống hoặc chưa chế biến kỹ để tránh nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

- Lựa chọn hải sản từ vùng biển sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Ngoài ra, người dân cần hạn chế rác thải nhựa. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường biển để giúp giảm ô nhiễm vi nhựa trong nước biển.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022