Từ lâu, tỏi được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của người dân trên khắp thế giới. Bạn có thể sử dụng nó để ăn sống hoặc nấu chín, mỗi cách chế biến đều đem lại những hương vị khác biệt. Với tỏi sống, nhiều người cho là nó rất hôi nhưng cũng có người cho rằng đó là một mùi thơm đặc trưng. Trong khi đó, tỏi nấu chín, đặc biệt là tỏi phi sở hữu hương thơm lan tỏa khiến ai cũng phải nức mũi.
Bên cạnh hương vị và mùi đặc trưng đó, tỏi còn đem đến những lợi ích sức khỏe bất ngờ từ hàm lượng dinh dưỡng của nó.
Lợi ích sức khỏe của tỏi
1. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Viêm mãn tính có thể gây hại cho khả năng miễn dịch của bạn bằng cách giảm số lượng bạch cầu. Các nghiên cứu điều tra tác dụng của chiết xuất tỏi đã phát hiện ra rằng nó giúp giảm viêm toàn thân và phục hồi mức độ bạch cầu, theo một đánh giá năm 2021 trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng và Dịch thuật (Hoa Kỳ). Điều này phần lớn là nhờ vào allicin, một hợp chất chứa lưu huỳnh có trong thực phẩm chứa allium như hành, hẹ và tỏi.
Muốn giảm mỡ máu, người đàn ông 63 tuổi bỏ ăn tối suốt nửa năm, khi đi khám nhận về kết quả bất ngờ
Hơn nữa, một đánh giá năm 2020 trên Tạp chí Xu hướng Khoa học & Công nghệ Thực phẩm (Hoa Kỳ) cho thấy, nhờ có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, tỏi có thể có hoạt tính kháng virus. Các nhà nghiên cứu tin rằng tỏi giúp ngăn chặn virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào của chúng ta.
2. Giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc quản lý mức cholesterol của bạn rất quan trọng vì cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tỏi cũng có thể cải thiện mức cholesterol, đặc biệt ở những người có cholesterol cao hoặc tiểu đường, theo đánh giá năm 2020 trên Tạp chí Chất chống oxy hóa (Hoa Kỳ).
Tác động của tỏi đối với sức khỏe miễn dịch, cùng với khả năng làm giảm mức cholesterol, cũng có thể làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy tỏi có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương ở những người mắc hội chứng chuyển hóa - một nhóm tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường, theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ. Những lợi ích này được tìm thấy khi những người tham gia tiêu thụ 100mg mỗi kg trọng lượng cơ thể (mg/kg) tỏi nghiền sống hai lần một ngày trong bốn tuần. Đối với một người nặng 150 pound (khoảng 68kg), điều đó tương đương với hơn hai tép một chút.
3. Cải thiện lượng đường trong máu
Tỏi cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một phân tích tổng hợp năm 2019 về Bệnh tiểu đường cho thấy tỏi có hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đường huyết lúc đói và nồng độ hemoglobin A1C ở những người mắc bệnh tiểu đường. Mức đường huyết lúc đói giảm gần 11 mg/dL và A1C giảm khoảng 0,6 mg/dL - cả hai đều là những cải thiện đáng kể.
4. Có đặc tính chống ung thư
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn tỏi có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư và một số phân tử hoạt tính sinh học của tỏi có thể tiêu diệt hoặc hạn chế sự lây lan của các tế bào ung thư. Chiết xuất tỏi tự chế đã được chứng minh trong các nghiên cứu là có đặc tính chống ung thư cả in vitro và in vivo.
Ngoài ra, tỏi được chứng minh là có đặc tính kháng viêm, chống nấm, virus và kháng khuẩn, giúp cải thiện làn da và giảm đông máu.
Lưu ý khi ăn tỏi
Tác dụng phụ chính của việc tiêu thụ tỏi là đặc tính làm loãng máu. Nếu bạn không thường xuyên ăn tỏi, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm tỏi vào chế độ ăn uống của mình. Vì tỏi có thể làm cho máu ít đông lại hơn nên bạn nên ngừng ăn tỏi từ 7 đến 10 ngày trước khi thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào mà bạn dự định.
Ngoài ra, tránh dùng tỏi nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, vì tác dụng làm loãng máu của thuốc có thể tăng lên.
Nguồn và ảnh: Eating Well, WebMD