1-1666860918471290978554.png

Cây nhội trong dân gian được ví như dược liệu quý . Người ta có thể sử dụng cây để cải thiện sức khỏe gan (viêm gan siêu vi rút), bệnh lý phụ khoa, nam khoa, điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt, bệnh đường tiêu hóa…

Đặc điểm của cây nhội

Ở Việt Nam, cây nhội được tìm thấy nhiều ở khu vực phía Bắc. Tên khoa học của cây nhội là Bischofia javanica – Blume, hoặc thường gọi là cây cơm nguội, thu phong hoặc trọng dương mộc... Cây được trồng dọc các tuyến phố ở Hà Nội để tạo bóng mát, làm đẹp cảnh quan đô thị. Ở vùng núi, cây mọc thành rừng, có thể phát triển ở nền đất cao 1.000m so với mực nước biển.

2-16668609179181995599124.png

Phân tích thành phần của cây nhội, người ta thấy rằng cây chứa một hàm lượng lớn vitamin C, gluxit, tanin, protein, epifriedelinol, acetat fridelinol… Và đặc biệt, trong cây nhội có chứa Acid betulenic, acetat friedelinol (+) – roxburgolon, chất được chứng minh có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của dòng tế bào ung thư leukemia P.388.

Công dụng của cây nhội trong điều trị bệnh

Trong đời sống hàng ngày có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh lá cây nhội hiện hữu trên mâm cơm, qua các món canh được chế biến từ lá non hoặc ngọn non của cây. Trong khi đó, phần thân rễ cây được sử dụng để chế thuốc chữa bệnh.

Theo đông y, lá nhội có vị chát, tính bình, không độc, có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc sấy khô đều được. Tại Trung Quốc, nghiên cứu chỉ ra lá cây nhội có thể dùng để chữa bệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư dạ dày, chữa viêm gan truyền nhiễm, viêm phổi, viêm hầu họng, trẻ em cam tích.

Đặc biệt, đối với việc chăm sóc sức khỏe phụ khoa, thì lá nhội có công dụng diệt trùng roi âm đạo. Năm 1963, Bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Dược Hà Nội phát hiện thấy lá nhội có tác dụng rất mạnh với trùng roi (Trichomonas), áp dụng chữa cho phụ nữ bị khí hư do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis), tiêu chảy do trùng roi (Trichomonas).

Vì vậy, cây này có giá trị trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ. Phụ nữ bị khí hư do trùng do âm đạo có thể sử dụng lá nhội để tiêu diệt ký sinh mà không làm rát âm đạo, sau khi khỏi bệnh sẽ không bị nhiễm nấm, đặc biệt tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao (72%).

Tại sao nên điều trị bệnh phụ khoa, nam khoa bằng cây lá nhội?

Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới như Trung Quốc hay Ấn Độ cũng đã có những bài thuốc ứng dụng lá nhội để hỗ trợ trong điều trị bệnh phụ khoa, nam khoa.

Chế biến bài thuốc từ cây lá nhội có nhiều ưu điểm như:

- Dễ dàng tìm mua: Bạn có thể tìm lá cây nhội khô/ tươi ở các nhà thuốc đông y hoặc hộ dân thu gom, phơi chế sẵn.

- Giá thành rẻ: Mỗi kg lá nhội khô rất rẻ, giá chỉ dao động 120.000đ – 150.000đ.

- Dễ dàng chế biến: Có thể linh hoạt chế biến thành các dạng thuốc khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng như cao bôi, thuốc uống, nước rửa.

- Hiệu quả, an toàn: Bài thuốc về lá nhội được truyền qua bao thế hệ cho thấy tính hiệu quả, an toàn khi sử dụng để chăm sóc sức khỏe sinh sản.

3-16668609181571230794838.png

Lá nhội chữa bệnh phụ khoa

Từ thuở xưa, lá nhội đã được ứng dụng khá nhiều để bảo vệ sức khỏe phụ khoa và chăm sóc vùng kín cho chị em dân tộc thiểu số. Những bài thuốc lưu truyền đã được chứng minh tính an toàn khi sử dụng thường xuyên để hỗ trợ điều trị viêm âm đạo, khí hư, mùi hôi âm đạo, nhiễm trùng roi âm đạo. Chế thuốc trị bệnh phụ khoa, nam khoa cũng rất dễ dàng. Một số bài thuốc từ nhội:

- Cách 1: Chữa tiêu chảy: 20 - 40g lá khô hay 40 - 60g lá tươi sắc nước uống trong ngày.

- Cách 2: Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa: lá tươi 50 - 80g sắc nước uống hoặc sắc lấy nước đặc, thêm ít phèn chua hay hòa thêm 1 - 2 viên klion (metronidazole) để ngâm rửa. Có thể nấu cao đặc để bôi.

- Cách 3: Chữa dị ứng do thuốc mỡ, tiếp xúc hóa chất, lở ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước bẩn (nước ao tù): lá nhội 2 phần, nghể răm 1 phần, nấu nước tắm khi nước còn nóng, dùng lá chà xát khắp người..

Có thể nói cây nhội là một vị thuốc được ứng dụng vào chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, bạn cần khám bác sỹ Đông y để biết sử dụng đúng cách nhằm gia tăng tính hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa, nam khoa.

PV

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022