Gia vị từ lâu đã là “trợ thủ kim cương” trong căn bếp. Dù là bữa tiệc sang trọng hay món xào đơn giản thường ngày, hương vị đậm đà đều cần đến sự góp mặt của gia vị. Nhưng nhiều người có thói quen để lọ gia vị ngay sát bếp nấu cho tiện tay, mà không hề biết rằng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn thực phẩm và sức khỏe.
2 thói quen trong bếp là thủ phạm gây u nang buồng trứng, dễ chuyển ung thư nhưng nhiều chị em vô tư làm
Thậm chí, một số người còn nghe nói rằng gia vị bắt buộc phải bảo quản trong tủ lạnh, nếu không dễ biến chất, thậm chí sinh độc tố gây ung thư. Liệu điều này có chính xác? Gia vị có thật sự giống như rau thịt cần trữ lạnh để đảm bảo an toàn?

Không phải loại gia vị nào cũng cần trữ lạnh
Trên thực tế, không phải tất cả gia vị đều cần đến tủ lạnh. Cách bảo quản còn tùy vào đặc tính của từng loại. Với các gia vị dạng khô như muối, tiêu, hạt nêm hay nước tương, do có hàm lượng muối cao, độ ẩm thấp nên khả năng nhiễm khuẩn, hư hỏng là rất thấp, không cần đến tủ lạnh.
Nhưng có 2 nhóm gia vị cần đặc biệt lưu ý trữ lạnh sau khi mở nắp:
1. Nhóm gia vị lên men tự nhiên
Không chứa canxi nhưng lại phòng ngừa loãng xương cực tốt: 6 nhóm thực phẩm vàng bạn nên bổ sungĐọc ngay
Ví dụ tương đậu, chao… là những loại dùng men vi sinh lên men để tạo mùi vị. Sau khi mở nắp, nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, quá trình lên men tiếp tục diễn ra nhanh hơn, dễ dẫn đến biến chất hoặc nhiễm khuẩn.
2. Nhóm giàu đạm và độ ẩm cao
Tiêu biểu như sốt mayonnaise, dầu hào, sốt salad, sốt trộn... có hàm lượng protein và nước khá lớn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nếu để ở nhiệt độ thường, rất dễ lên mốc hoặc sinh ra độc tố aflatoxin, chất có nguy cơ gây ung thư gan. Thậm chí, với một số loại có nhiều dầu như tương ớt, nếu không đậy kín và để lâu ở nhiệt thường, dầu có thể bị oxy hóa, làm biến đổi mùi vị và giảm chất lượng.
Hướng dẫn bảo quản từng loại gia vị đúng cách, kéo dài tuổi thọ và giữ nguyên hương vị
- Gia vị dạng bột (tiêu, bột ớt, bột hoa hồi…): chứa nhiều tinh dầu, dễ bay hơi và hấp thụ độ ẩm cần bảo quản kín, khô ráo, đặt nơi mát, tránh ánh nắng.
- Gia vị dạng hạt (muối, đường): không dễ hư nhưng dễ hút ẩm gây vón cục nên để nơi thoáng, khô, và đậy kín sau mỗi lần sử dụng.
- Gia vị khô (quế, hồi, ớt khô, thảo quả…): dễ nấm mốc nếu hút ẩm cần đựng trong lọ kín, đặt nơi khô mát.
- Gia vị lỏng (nước mắm, nước tương, giấm): nên dùng chai thủy tinh, đậy nắp chặt, để nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.
- Gia vị dạng sốt (tương đậu, tương ớt, dầu hào…): sau khi mở nắp, cần đậy kín và trữ lạnh trong ngăn mát tủ lạnh, không để cạnh bếp.
- Gia vị tươi (hành, tỏi, gừng, sả…): nên mua lượng vừa đủ, dùng hết trong thời gian ngắn, tránh trữ lâu làm giảm độ tươi và sinh vi khuẩn.
Gợi ý cách dùng gia vị lành mạnh
- Dùng muỗng định lượng muối, tránh rắc tay theo cảm giác; dần làm quen với khẩu vị nhạt hơn.
- Ưu tiên thực phẩm tươi, thay vì dùng nhiều gia vị để tăng vị mặn, hãy tận dụng các nguyên liệu tự nhiên như chanh, cà chua, giấm, hành tỏi ớt để tạo hương vị.
- Cho muối sau cùng, khi món ăn gần chín để tăng hiệu quả thấm vị mà vẫn dùng ít muối hơn.
- Đừng quên “muối ẩn” trong nước tương, sốt: 6ml nước tương tương đương khoảng 1g muối, hãy tính luôn vào lượng muối tiêu thụ mỗi ngày.
Gia vị không chỉ là yếu tố làm nên vị ngon, mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu dùng và bảo quản sai cách. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ như thay đổi chỗ đặt lọ gia vị, đừng để tiện tay mà vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc. Một căn bếp sạch, khoa học sẽ là nền tảng cho những bữa cơm vừa ngon vừa an toàn!
Nguồn và ảnh: QQ