giun-san-duoi-da-170842202268431893448-0-0-400-640-crop-17084220494351321065589.jpgNgười đàn ông 40 tuổi nhiễm giun sán chi chít trên người chia sẻ về thói quen ăn uống, trong đó có món nhiều người Việt thích mê

GĐXH - Bệnh nhân này có sở thích ăn những món tái, sống như: gỏi cá, rau sống và tiết canh. Trước đó, bệnh nhân đã có 3 đợt điều trị sán cơ và sán não.

Đỏ cộm mắt, đi khám phát hiện giun chết trong mắt

Mới đây, các bác sĩ Khoa Mắt, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp viêm thượng củng mạc mắt do ký sinh trùng (giun đũa chó, mèo) chui vào tổ chức dưới kết mạc.

Người bệnh nữ 67 tuổi trú tại Phường Đông Triều – Quảng Ninh, đến khám tại bệnh viện do mắt phải đỏ và cộm khó chịu khoảng 20 ngày nay. 

giun-san-trong-mat-175343015601916870096.jpg

Hình ảnh ký sinh trùng được lấy ra khỏi mắt người bệnh. Ảnh: BVCC

Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định người bệnh bị viêm thượng củng mạc mắt phải, đồng thời có một dải màu trắng mảnh dưới kết mạc, không di động nghi ngờ là ký sinh trùng, nằm ngay tại tổ chức viêm.

Người bệnh được chỉ định làm thủ thuật lấy dị vật dưới kết mạc. Quá trình can thiệp ghi nhận có một con giun dài khoảng 4cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc. 

Người bệnh sau đó được nhập viện điều trị, để tầm soát nhiễm ký sinh trùng các cơ quan khác. Rất may chưa phát hiện thêm ổ nhiễm khuẩn khác.

Ấu trùng giun sán thâm nhập bằng đường nào?

Sau can thiệp, người bệnh được dùng kháng sinh, chống viêm và thuốc diệt ký sinh trùng, tình trạng mắt cải thiện rõ rệt, không ghi nhận tổn thương sâu.

Mẫu giun được gửi xét nghiệm định danh, đồng thời xét nghiệm máu xác định được ký sinh trùng lấy ra khỏi mắt người bệnh là giun đũa chó, mèo.

Được biết giun đũa chó, mèo thường sống ký sinh trên vật chủ là chó, mèo và có thể lây sang cho con người qua đường ăn uống, tiếp xúc với đất, vật nuôi nhiễm ấu trùng giun.

Các bác sĩ cảnh báo, đây là tình trạng ít gặp nhưng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. 

Ấu trùng giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, theo máu di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, não và mắt, sau đó gây ra những ổ viêm ở các cơ quan đó, thậm chí gây tắc mạch, nguy hiểm đến tính mạng. 

Khi chui vào tổ chức nhãn cầu hoặc kết mạc, ký sinh trùng có thể gây viêm, giảm thị lực hoặc dẫn tới biến chứng nặng nề hơn như viêm màng bồ đào, bong võng mạc...

Phòng tránh bệnh giun sán

Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh bệnh, người dân cần:

- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất, vật nuôi.

- Tẩy giun định kỳ cho trẻ nhỏ và thú cưng trong nhà.

- Không ăn rau sống chưa rửa kỹ hoặc thịt chưa nấu chín.

- Khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt như đỏ, đau, cảm giác cộm xốn kéo dài... nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

gian-san5-168196232045039149903-0-0-416-666-crop-1681962454719119440976.jpgCô gái 27 tuổi nhiễm đến 5 loại giun sán vì sở thích ăn rau sống, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc này khi ăn

GĐXH - Sau khi làm xét nghiệm 8 loại ký sinh trùng thì người này nhiễm 5 loại, gồm giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn, sán lá gan bé, sán dây bò.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022