photo1632279586184-16322795863941937428429.jpgDù gen có tốt, bố mẹ muốn con cao hơn nhất định đừng quên 4 nguyên tắc phát triển chiều cao

Viêm da nặng vì kiến ba khoang cắn

Thấy vùng da bị ngứa, đỏ rát... chị M.T.H đã không tới viện mà tự mua thuốc bôi. Khi tình trạng da bị phồng rộp, đau rát, chị vào viện kiểm tra. Bác sĩ cho biết chị bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang cắn nhưng điều trị sai nên đã khiến cho vùng da viêm nặng. Theo chia sẻ của chị, vì nghĩ mình bị zona thần kinh nên đã mua thuốc trị zona, cụ thể là thuốc bôi Acyclovir. 

BS Đinh Doãn Thạch – BV Da liễu Hà Nội 2 cho biết, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa kiến kiến ba khoang cắn thành zona thần kinh do không phân biệt được biểu hiện như trường hợp chị H. Cũng có người vì bôi quá nhiều acyclovir tới mức tổn thương sâu hơn, làm loét da, viêm da nặng.

Theo thông tin từ đường dây tư vấn trực tuyến của BV Da liễu TP HCM, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 20 trường hợp liên quan đến viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Vì giãn cách xã hội mà nhiều người tự mua thuốc, chẩn kiến ba khoang cắn đoán nhầm thành zona thần kinh dẫn tới biến chứng.

anh-kien-3-khoang-16324805032631909267867.jpg

Theo BSCK2 Võ Thị Đoan Phượng (BV Da liễu TP HCM), zona thần kinh khác với bệnh viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Tuy nhiên, rất nhiều người lại nhầm lẫn là một bệnh nên đã dẫn tới biến chứng khi điều trị sai. Mọi người có thể phân biệt hai bệnh này dựa trên biểu hiện của bệnh để điều trị đúng cách.

+ Với viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, tổn thương đi theo từng vệt dài, hoặc tổn tương đối xứng có thể thấy ở vùng nếp gấp như khuỷu tay, nách, kheo chân. Nhìn bề ngoài tổn thương hồng ban, mụn nhỏ li ti có bọng nước và khi vỡ người bệnh cảm giác đau rát như bị bỏng, gây loét, mưng mủ. Thường các tổn thương gặp ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân và người bệnh khi gãi sẽ lan sang các vị trí khác.

+ Bệnh zona do virus gây ra làm ảnh hưởng tới thần kinh, da. Tổn thương của bệnh zona thường đi ở một bên cơ thể, dọc theo đường đi của dây thần kinh chứ không bao giờ bị cả hai nửa người. Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy rát, sẩn hồng ban rồi xuất hiện đám nước mọc thành chùm có chứa dịch trong, căng. Người bệnh có thể kèm theo bị sốt, đau nhức, mỏi mệt...

Lưu ý khi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

BS Đinh Doãn Thạch cho rằng, nộc độc trong kiến ba khoang có độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ. Nếu phát hiện kiến ba khoang, người dân không nên bắt trực tiếp bằng tay tránh để nọc độc vào da.

Việc điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang không khó, thường khi dính ít nọc độc của kiến ba khoang, tổn thương khú trú ít sẽ ổn định sau vài ngày. Các tổn thương trên da sẽ mau lành và không để lại di chứng như sẹo xấu khi được điều trị đúng cách. Ngược lại, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, để lại sẹo xấu và trong trường hợp viêm da tiếp xúc nặng, lở loét nhiều… Việc dùng sai thuốc có thể làm bệnh nặng hơn, ảnh hưởng việc điều trị.

Bởi vậy, người dân không tự ý dùng thuốc cũng như tự ý đắp các bài thuốc truyền miệng nên vết thương mà cần tới bác sĩ da liễu để điều trị đúng. Khi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, mọi người cần rửa sạch bằng nước hoặc nước muối sinh lý; hạn chế dùng xà bông lên vùng da này; không sờ, đụng, cào gãi vùng da này vì làm cho tình trạng nặng nề hơn, độc tố dễ lan sang vùng da khác nếu không rửa tay sẽ.

Hà My

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022