Người đàn ông 63 tuổi mắc ung thư tuyến tụy sau những dấu hiệu nhỏ nhặt

Tờ Aboluowang ngày 16/7 đưa tin về câu chuyện của ông Hoàng (63 tuổi, người Trung Quốc), phát hiện ung thư tuyến tụy vì những dấu hiệu rất nhỏ nhặt. 

Mọi chuyện bắt đầu từ một năm trước, khi ông Hoàng nhận thấy hơi khó di chuyển trong một lần chạy bộ. Ban đầu, ông cho rằng đó là dấu hiệu bình thường của tuổi tác. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn khi vùng bụng trái của ông sưng to bất thường.

Linh cảm chuyện chẳng lành, ông Hoàng vội vàng đến bệnh viện kiểm tra và nhận kết quả khiến ông bàng hoàng: Ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối!.

Cầm trên tay tờ kết quả, ông không thể tin vào mắt mình. Ông tự hỏi tại sao trước đó bản thân không hề cảm thấy đau đớn gì đặc biệt, vậy mà căn bệnh quái ác lại âm thầm tiến triển đến giai đoạn cuối?

photo-1721236282763-1721236283256280232170.jpeg

Hình minh họa.

Sở dĩ ung thư tuyến tụy được mệnh danh là "vua của các loại ung thư" là bởi tính chất nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao của nó. 

Ung thư tuyến tụy là một loại khối u ác tính phát triển trong tuyến tụy, một cơ quan nằm sâu trong ổ bụng, phía sau dạ dày và gần với cột sống, tá tràng, ống mật chủ. Do vị trí nằm sâu và gần với nhiều cơ quan khác, nên khi tuyến tụy gặp vấn đề, người bệnh sẽ chỉ có triệu chứng tương tự như các bệnh lý đường tiêu hóa thông thường. Điều này khiến nhiều người chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày thông thường và bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.

Có ba nguyên nhân chính khiến ung thư tuyến tụy trở nên nguy hiểm đến vậy: 

  • avatar1721087247635-1721087247797737445655-0-85-315-589-crop-17210872664061796493874.jpg

    Bảo thủ làm 6 điều này trong bếp, đừng hỏi tại sao ung thư sớm bủa vây cả gia đình

- Thứ nhất là tốc độ phát triển nhanh chóng của khối u. Khối u ung thư tuyến tụy có xu hướng phát triển rất nhanh và dễ dàng lan rộng sang các cơ quan lân cận. Thêm vào đó, các phương pháp điều trị hiện nay như hóa trị, xạ trị thường kém hiệu quả với ung thư tuyến tụy, trong khi phẫu thuật cắt bỏ khối u lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và tỷ lệ thành công thấp.

- Nguyên nhân thứ hai nằm ở khả năng “ẩn mình” tài tình của ung thư tuyến tụy. Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tụy thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện sớm trở nên vô cùng khó khăn. 

- Cuối cùng, việc điều trị ung thư tuyến tụy giai đoạn muộn là một thách thức lớn đối với ngành y tế hiện nay. Mặc dù y học ngày càng phát triển, nhưng việc điều trị ung thư tuyến tụy, đặc biệt là ở giai đoạn muộn vẫn còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao.

Ăn cơm có 6 dấu hiệu này cẩn thận bạn đã mắc ung thư tuyến tụy

Mặc dù là một "sát thủ thầm lặng", nhưng ung thư tuyến tụy vẫn để lộ một số dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt là trong bữa ăn. 

1. Khó tiêu: Đầu tiên phải kể đến chứng khó tiêu, một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư tuyến tụy. 

2. Giảm cân dù vẫn ăn nhiều: Khi tuyến tụy bị tổn thương, chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng sụt cân, cơ thể suy nhược.

capture-1721236389079449725573.png

Hình minh họa.

3. Tiêu chảy sau khi ăn: Người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy do tuyến tụy không sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn. 

4. Ăn không ngon miệng: Áp lực từ khối u ngày càng lớn dần cũng là nguyên nhân gây đầy bụng, chán ăn, ăn không ngon miệng.

5. Vàng da: Vàng da cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy, do khối u gây tắc nghẽn đường dẫn mật, khiến dịch mật không thể chảy xuống ruột non mà bị ứ đọng lại trong máu, dẫn đến vàng da.

6. Đau bụng sau ăn: Một dấu hiệu khác cần lưu ý là đau bụng vùng thượng vị, do khối u phát triển chèn ép lên các cơ quan xung quanh hoặc dây thần kinh. 

Làm sao để phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tụy hiệu quả?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lối sống thiếu lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư tuyến tụy. Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt, từ bỏ ba thói quen xấu sau:

1. Thói quen ăn uống thiếu khoa học, chẳng hạn như ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ăn quá no hoặc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh... sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tuyến tụy. 

Giải pháp: Để bảo vệ tuyến tụy, chúng ta nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, các sản phẩm từ sữa ít béo và thịt nạc.

photo-1721236479258-1721236479521858410422.jpeg

Hình minh họa.

2. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, duy trì thói quen vận động thường xuyên cũng là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa ung thư tuyến tụy. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường quá trình trao đổi chất mà còn giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin.

  • avatar1720854659496-17208546601182203847-0-96-315-600-crop-1720855095973378707780.jpeg

    Bớt ăn món này 61gr/tuần, tránh được tiểu đường, ung thư

Giải pháp: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành từ 18 đến 65 tuổi nên dành ít nhất 150-300 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể chất cường độ vừa phải.

3. Lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm tụy, bao gồm viêm tụy cấp và viêm tụy mãn. Uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn sẽ kích thích tuyến tụy sản sinh một lượng lớn dịch tụy. Đặc biệt, việc nôn mửa sau khi uống rượu càng làm tăng nguy cơ dịch tá tràng trào ngược vào tuyến tụy, gây viêm tụy cấp.

Giải pháp: Từ bỏ hoàn toàn rượu bia.

Tóm lại, ung thư tuyến tụy là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo và chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

Hãy lắng nghe cơ thể, bởi đó là cách tốt nhất để phát hiện sớm những bất thường và bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022