Không phải tự nhiên mà người xưa có câu "thứ nhất đau mắt, thứ nhì đau răng". Câu nói chính là để ám chỉ mức độ quan trọng của sức khỏe răng miệng, cho dù là với người lớn hay trẻ nhỏ.

Nhiều người nghĩ rằng, chuyện sâu sún răng sữa ở trẻ nhỏ là hết sức bình thường và sẽ hết khi trẻ thay răng nên cũng không cần lo lắng, thậm chí dẫn đến chủ quan, không quan tâm phòng ngừa hay xử lý đúng cách cho con. Nhưng thực tế, chuyện răng miệng cũng có thể ảnh hưởng đến cả tâm lý của trẻ chứ không phải chỉ dừng lại ở bệnh lý.

"Những chiếc răng đen bé nhỏ" tác động lớn đến tâm lý trẻ và sự hối hận của cha mẹ

Không chỉ người lớn mới lo lắng về vẻ ngoài, trẻ nhỏ cũng rất nhạy cảm với những lời nhận xét, đặc biệt là về ngoại hình. Đó là lý do tại sao có những bé không muốn đến trường chỉ vì tự ti do hàm răng sâu khiến các bạn đặt cho những cái tên như "răng sâu", "răng đen"...

photo-1737677379559-17376773799191802041179-1737682878932-1737682879645847370143.png

Ảnh: Istock

Bé Bông 5 tuổi đã khóc rất nhiều khi bị bạn bè ở lớp chê răng đen. Bé không dám cười, luôn lấy tay che miệng mỗi khi nói chuyện. Bé trở nên ít nói, thu mình và không còn hoạt bát như trước. Không ít lần, bé không chịu đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc. Cho đến khi mẹ phải dùng "biện pháp mạnh" thì bé mới chịu đến lớp nhưng trong tình trạng nước mắt không ngừng rơi và liên tục mím chặt môi.

Bé Sóc 4 tuổi cũng gặp tình huống tương tự. Bé bị sâu răng khá nặng, hàm răng đen và có mùi hôi. Các bạn trong lớp thường không muốn chơi cùng khiến bé luôn cảm thấy rất buồn và tủi thân. Phải sau nhiều lần tỉ tê hỏi chuyện, mẹ mới biết bé không muốn đến trường vì sợ bị cô lập và bị chê... có răng đen.

Phải tới lúc này, mẹ bé Bông, bé Sóc mới nhận ra một điều rằng, hóa ra trẻ nhỏ cũng rất sợ bị chê răng xấu. Mà để dẫn đến tình trạng sâu răng, ảnh hưởng thẩm mỹ của con như vậy, phần lớn là do lỗi của cha mẹ. Với quan niệm răng sữa không quan trọng như răng vĩnh viễn, cộng với con không hợp tác trong việc đánh răng, nhiều mẹ có tâm lý vệ sinh răng miệng cho con một cách qua loa, chẳng hạn như chỉ cần súc miệng hoặc lau răng bằng khăn là xong. Không ít mẹ nghĩ rằng, súc miệng hoặc xịt miệng cho con là thức ăn thừa, vi khuẩn... sẽ theo ra mà không biết rằng, cách làm này không hề làm sạch được mảng bám.

Mảng bám là thủ phạm chính gây ra sâu răng sữa. Mảng bám được hình thành do vi khuẩn, thức ăn thừa, nước bọt... và chứa rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là Streptococcus mutans, loại vi khuẩn chính gây sâu răng. Vi khuẩn trong mảng bám khi tiếp xúc với thức ăn sẽ tạo thành axit tấn công men răng, làm mất khoáng chất trên răng. Khi axit ăn mòn men răng, nó tạo ra các lỗ sâu, ban đầu có thể có màu trắng đục, nhưng theo thời gian sẽ chuyển sang màu vàng, nâu, và cuối cùng là đen. Sâu răng nặng có thể gây nhiễm trùng, viêm tủy, áp xe răng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bé.

photo-1737677380630-1737677380803304408389-1737682880115-17376828802041787466199.jpeg

Ảnh: Istock

Có cha mẹ đồng hành trong chăm sóc răng miệng, con không còn lo sâu răng sữa

Những câu chuyện này cho thấy tác động tiêu cực của sâu răng sữa đến tâm lý trẻ nhỏ là rất lớn. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng cho con từ sớm là điều cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn.

Bên cạnh việc tạo thói quen ăn uống hợp lý, hạn chế độ ngọt, ăn nhiều rau xanh..., cộng với đi khám nha khoa định kỳ thì việc vệ sinh răng miệng đúng cách theo từng độ tuổi cho con là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, việc này đòi hỏi cha mẹ phải cùng đồng hành với con thì mới đạt kết quả tốt.

Với trẻ chưa mọc răng, mẹ cần vệ sinh nướu cho bé hàng ngày, nhất là sau khi bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài. Mẹ có thể dùng gạc mềm để làm sạch nướu cho bé một cách nhẹ nhàng, loại bỏ cặn sữa và vệ sinh toàn bộ khoang miệng.

Với trẻ đã mọc răng, mẹ có thể hướng dẫn bé đánh răng đúng cách mỗi ngày với bàn chải lông mềm và có kích thước phù hợp. Mẹ cũng có thể lựa chọn kem đánh răng phù hợp nếu bé hợp tác. Điều quan trọng nhất khi làm sạch răng cho bé ở giai đoạn này là phải làm sạch mảng bám để tránh vi khuẩn ngày càng sinh sôi và gây sâu răng.

photo-1737677381535-17376773817012129056608-1737682880742-173768288082461445437.png

Ảnh: Istock

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, do chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc làm sạch mảng bám hoặc do trẻ quá nhỏ nên không hợp tác đánh răng thì mẹ có thể dùng gạc vệ sinh răng miệng để tự tay làm sạch bề mặt của răng cũng như mọi vị trí trong miệng của bé. Tạo thói quen vệ sinh miệng cho con hàng ngày giống như vệ sinh răng của mình chính là cách hoàn hảo để bảo vệ 2 hàm răng sữa xinh xắn của con, giúp phòng ngừa sâu sún tốt hơn.

Nếu kết hợp với các công thức làm sạch sinh học, thì việc làm sạch răng cho bé càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi chọn giải pháp làm sạch răng miệng cho con bằng Gạc vệ sinh răng miệng, mẹ nên chọn loại mềm mại, dễ sử dụng để tránh làm tổn thương miệng con.

Chăm sóc răng sữa đóng vai trò then chốt trong những năm đầu đời của trẻ, đặt nền móng cho sức khỏe răng miệng lâu dài. Gạc chống sâu sún răng Dr. Papie 1+ là một lựa chọn lý tưởng giúp mẹ chăm sóc răng miệng toàn diện cho bé từ 1 tuổi trở lên.

Công thức đặc biệt của Gạc chống sâu sún răng Dr. Papie 1+ là các thành phần ưu việt như Lactoferrin (ức chế sự phát triển vi khuẩn gây sâu răng) Fibregum B (ngăn ngừa hình thành mảng bám, bảo vệ toàn vẹn men răng) Xylitol (giảm mảng bám, tái tạo chất khoáng cho răng) Nacl (kháng khuẩn hiệu quả).

Sự kết hợp này không những mang lại nhiều lợi ích như làm sạch và ngăn ngừa mảng bám, bảo vệ nướu và lưỡi, củng cố men răng, hơi thở thơm mát mà còn tốt cho hệ tiêu hóa.

Đặc biệt, Gạc chống sâu sún răng Dr. Papie 1+ còn chứa dịch chiết lá hẹ, một chất kháng sinh tự nhiên giúp giảm viêm, giảm đau trong giai đoạn mọc răng và an toàn tuyệt đối.

Với Gạc chống sâu sún răng Dr. Papie 1+, việc vệ sinh răng miệng cho bé trở nên dễ dàng và hiệu quả, giúp mẹ hoàn toàn yên tâm chăm sóc răng miệng cho bé yêu mỗi ngày để con có một hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022