Bác sĩ chuyên khoa ung thư nổi tiếng người Nhật Norihiro Sato chia sẻ, việc lựa chọn thực phẩm cho bữa sáng và thậm chí là cả đồ uống cũng có thể trở thành mối lo ngại tiềm ẩn cho sức khỏe, thậm chí, có một số được liệt vào danh sách tăng nguy cơ ung thư dù được khá nhiều người ưa chuộng.
1. Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế
Để phòng ngừa ung thư qua chế độ ăn uống, chúng ta cần chú ý đến những thực phẩm chính. Trong đó, các đặc biệt là các loại bánh chứa nhiều tinh bột.
Norihiro Sato, giáo sư tại Khoa Công nghệ Y khoa, Đại học Teikyo (Fukuoka, Nhật Bản) chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm chứa lượng lớn carbohydrate tinh chế như bánh mì, gạo và mì có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Đường huyết tăng cao trong thời gian dài không chỉ làm tăng tiết insulin quá mức, thúc đẩy tình trạng viêm tế bào mà còn làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy, ung thư gan, ung thư đại trực tràng và ung thư vú.
Cùng với đó, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, đã chỉ ra rằng việc cung cấp glucose (đường) cho tế bào ung thư sẽ làm tăng khả năng phát triển và di căn của chúng, bệnh nhân ung thư có lượng đường trong máu cao cũng sẽ có tỷ lệ sống sót thấp hơn.
Do đó, kiểm soát lượng carbohydrate tinh chế không chỉ có lợi cho việc kiểm soát cân nặng mà còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Đặc biệt đối với những người có thói quen dùng nhiều các thực phẩm như bánh mì, gạo trắng, mì… vào bữa sáng nên chú ý kiểm soát khẩu phần.
2. Thực phẩm siêu chế biến
Những thực phẩm siêu chế biến rất phổ biến trong bữa sáng bởi sự nhanh gọn, tiện lợi. Tuy nhiên, những thực phẩm này lại thường được thêm rất nhiều các chất phụ gia trong quá trình sản xuất nhằm tăng hương vị cũng như thời gian bảo quản. Chúng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê là chất gây ung thư Loại I, nghĩa là "có đủ bằng chứng cho thấy chúng có khả năng gây ung thư cho con người", ngang với thuốc lá, amiăng…
Bác sĩ Norihiro Sato nhấn mạnh, dù điều này không có nghĩa là ăn các loại thực phẩm siêu chế biến sẽ ngay lập tức gây ung thư nhưng vẫn không nên ăn quá nhiều. Nếu có thói quen ăn những thực phẩm siêu chế biến vào bữa sáng hàng ngày, bạn nên chú ý giảm tần suất ăn và lựa chọn các thực phẩm chứa nguồn protein tự nhiên và tươi sống để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.
3. Đồ uống có đường, chứa kem tươi
Các món sinh tố béo ngậy, phủ đầy kem tươi, rắc thêm bánh quy hoặc các đồ trang trí bắt mắt khác là món đồ uống yêu thích của nhiều người vào bữa sáng. Tuy nhiên, những thức uống này thực chất lại là một “bãi mìn” ung thư trong mắt các chuyên gia.

Ảnh minh hoạ
Trước hết, các loại đồ uống có đường dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến và béo phì - một trong những yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh ung thư. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ), uống thêm 100 ml đồ uống có đường mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư nói chung lên 18% và nguy cơ ung thư vú sẽ tăng 22%. Theo khuyến cáo của WHO, việc kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể trong ngày ở mức dưới 5% tổng lượng calo hàng ngày (khoảng 25g, tương đương 6 thìa cà phê) sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Ngoài ra, những loại đồ uống với nhiều kem tươi cũng gây nguy cơ cho sức khỏe. Một nghiên cứu trên hơn 2000 bệnh nhân ung thư trực tràng cho thấy những người tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa ít béo có nguy cơ nguy cơ tái phát ung thư thấp hơn 40%, trong khi những người tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa thông thường có nguy cơ tái phát ung thư trực tràng cao hơn 60%. Do đó, Norihiro Sato tin rằng, cùng một sản phẩm sữa có thể có tác động khác nhau đến sức khỏe tùy thuộc vào hàm lượng chất béo của nó. Nên tránh tiêu thụ quá nhiều kem tươi hoặc các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao khác.
Cùng với đó, nhiều người cũng cho rằng việc uống một ly nước ép trái cây hay sinh tố vào buổi sáng rất tốt cho sức khoẻ nhưng trên thực tế, đường fructose trong trái cây nếu dùng quá nhiều sẽ dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ. Đặc biệt là các loại sinh tố có thêm đường hoặc sữa lắc trái cây sẽ phá hủy cellulose có trong các loại hoa quả. Chúng không chỉ làm tăng tốc độ hấp thụ đường mà còn khiến lượng đường trong máu thay đổi đột ngột, rút ngắn thời gian dự trữ glycogen của gan và tạo ra gánh nặng cho gan.
4 điều cần làm để bữa sáng lành mạnh
1. Cung cấp nước cho cơ thể
Sau giấc ngủ, cơ thể con người sẽ rơi vào trạng thái mất nước. Nếu bạn ăn sáng mà không uống nước có thể dẫn đến dịch tiêu hóa không tiết đủ, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, tiêu hóa và hấp thu.
Nên uống một lượng nước ấm hoặc nước muối nhẹ thích hợp trước khi ăn sáng. Điều này có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giữ ẩm cho ruột.
2. Đa dạng thực phẩm
Khi ăn sáng, nếu số loại thực phẩm quá đơn điệu sẽ dẫn đến việc nạp vào không đầy đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Bữa sáng cần đa dạng bao gồm ngũ cốc, khoai tây, thịt, rau, trái cây và lượng thực phẩm giàu protein thích hợp để đáp ứng nhu cầu đa dạng chất dinh dưỡng của cơ thể.

3. Lượng ăn phù hợp
Mặc dù khẩu phần ăn sáng của mọi người có thể khác nhau do kích thước cơ thể và sự khác biệt về tuổi tác, nhưng nhìn chung, người ta khuyên nên hạn chế lượng calo trong bữa sáng ở mức dưới 500 calo.
4. Thời gian ăn phù hợp
Ăn uống đều đặn vào cùng một khung giờ có thể giúp duy trì mức độ trao đổi chất bình thường. Theo quy luật vận hành của đồng hồ sinh học và hệ tiêu hóa cơ thể con người, cảm giác thèm ăn của cơ thể mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 7 đến 8 giờ sáng. Đây được coi là thời điểm thích hợp ăn sáng .
Để đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, nên ăn sáng và ăn trưa cách nhau 4 đến 5 tiếng.
Nguồn: edh.tw