GĐXH - Đa số các chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khi ở độ tuổi từ 45 đến 50 tuổi. Thế nhưng thực tế, nhiều chị em có dấu hiệu tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30 hoặc đến tận 55 tuổi mới có dấu hiệu.
Tiền mãn kinh, mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ trong độ tuổi sinh sản và thời kỳ mãn kinh. Đây là giai đoạn mà cơ thể phụ nữ bắt đầu xuất hiện những bất ổn về sức khỏe, tâm sinh lý và đời sống tình dục.
Nguyên nhân xuất phát từ sự suy giảm hoạt động của “hệ trục vàng” não bộ – tuyến yên – buồng trứng, dẫn đến sự mất cân bằng bộ 3 nội tiết tố quan trọng ở nữ giới là Estrogen, Progesterone và Testosterone.
Ảnh minh họa
Tùy vào cơ địa mỗi người mà các triệu chứng tiền mãn kinh bắt đầu ở độ tuổi khác nhau với mức độ riêng biệt. Một số người trải qua thời kỳ tiền mãn kinh nhẹ nhàng, các triệu chứng kéo dài vài tháng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người trải qua các triệu chứng nặng nề hơn, kéo dài hơn 4 năm, thậm chí là 7-8 năm, bao gồm các triệu chứng như: Bốc hỏa, khô âm đạo, đổ mồ hôi vào ban đêm, giảm ham muốn tình dục...
Ngoài ra, hàm lượng Estrogen suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bệnh tim mạch và các bệnh lý sa sàn chậu, tiểu không tự chủ ở phụ nữ....
Có thuốc gì có thể ngăn ngừa dấu hiệu tiền mãn kinh, mãn kinh?
Trên thực tế, đa số các triệu chứng tiền mãn kinh chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và có thể tự thuyên giảm dần theo thời gian. Chỉ những trường hợp triệu chứng nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mới cần can thiệp kiểm soát.
Tốt nhất, chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đánh giá các triệu chứng. Việc nên uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người và mức độ triệu chứng gặp phải. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn riêng để cải thiện các triệu chứng khó chịu một cách hiệu quả và an toàn. Không tự ý bổ sung thuốc, thực phẩm chức năng để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Phụ nữ cần làm gì khi đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh?
Ảnh minh họa
Thực tế, để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh thì lối sống và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hơn so với việc điều trị bằng thuốc. Phụ nữ có thể chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm thiểu các biểu hiện khó chịu trong giai đoạn này bằng cách dây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và điều độ. Cụ thể:
- Bổ sung canxi: Lượng canxi cần thiết cho phụ nữ từ tuổi 51 là 1200mg/ ngày. Được biết, canxi có nhiều trong các thực phẩm đến từ sữa, cá có xương, bông cải xanh hoặc các loại đậu...
- Bổ sung sắt: Phụ nữ cũng cần ăn ít nhất 3 phần thực phẩm giàu sắt mỗi ngày nhằm đảm bảo lượng sắt cho cơ thể (8mg/ ngày). Các thực phẩm đó có thể là thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, rau lá xanh, hạt, ngũ cốc.
- Bổ sung chất xơ: Mỗi ngày phụ nữ nên ăn 1,5 chén trái cây và 2 chén rau tương đương với khoảng 21g chất xơ để đảm bảo đủ lượng chất xơ cho cơ thể.
- Uống nhiều nước: Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể giúp đảm bảo các bộ phận, đặc biệt là tiêu hóa, bài tiết hoạt động thông suốt.
- Nên ăn các thực phẩm chứa isoflavone (estrogen thực vật) như đậu nành, giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh, giảm cholesterol và giảm bớt các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm.
- Nên giảm các loại thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng cholesterol và các nguy cơ tim mạch, sử dụng chừng mực đường và muối, hạn chế uống rượu.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội, thiền, yoga... để giúp giảm stress, góp phần điều hòa tâm trạng ổn định và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Việc ngủ đủ giấc cũng giúp cải thiện mỏi mệt tiền mãn kinh hiệu quả.
- Ngoài ra, chị em nên lập kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để đạt sự cân bằng trong trạng thể cơ thể, sống vui vẻ, lạc quan.
GĐXH - Phụ nữ có dấu hiệu tiền mãn kinh sớm có nguy cơ bị loãng xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch...
GĐXH – Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 13 triệu phụ nữ ở giai đoạn tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh (45-69 tuổi). Sau mãn kinh, phụ nữ còn sống thêm 20-30 năm, tương đương một phần ba cuộc đời nhưng phải đối mặt với nhiều vấn đề gây suy giảm chất lượng cuộc sống.
Tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 trở lên. Thời kỳ này, phụ nữ gặp nhiều thay đổi như bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ; rối loạn chuyển hóa, thay đổi ham muốn tình dục, loãng xương… Một số người gặp phải triệu chứng khá nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, do đó cần có các biện pháp điều trị.