Cho rau vào luộc từ nước lạnh

sai-lam-khi-luov-rau-muong1-1133.jpg

Sai lầm tai hại khi luộc rau muống

Rau củ quả nói chung chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nếu thời gian luộc hay xào quá lâu sẽ khiến dưỡng chất phân tán ra nước trong quá trình làm nóng.

Cách đúng là đun nước sôi già, cho thêm chút muối để tăng nhiệt độ sôi cho nước rồi mới cho rau vào luộc. Muối có tác dụng bảo vệ vitamin C có trong rau, giữ được màu xanh và tăng thêm hương vị cho món ăn. Có thể có cho chút dầu ăn tạo lớp màng mỏng bảo vệ bên ngoài giúp rau xanh và bóng mướt hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên, nước luộc sẽ có váng mỡ, khó tận dụng nếu cần dùng.

Luộc không đủ nước

Một số người cho rằng luộc rau nhiều nước sẽ nhạt vị, vì thế cho khá ít nước khi luộc. Đây là lý do vì sao rau luộc thường bị xỉn màu, hơn nữa khi đang luộc mà phần rau không đủ ngập dễ tiếp xúc không khí làm phân hủy vitamin C.

Cách đúng là nên căn lượng nước vừa đủ, khi nước sôi mạnh lấy chia từng phần rau đủ ngập nước cho vào, lấy đũa tre hoặc gỗ nhấn chìm xuống. Canh khi rau chín vớt ngay ra rổ thưa để giúp rau ráo nước, thoát nhiệt nhanh giữ được độ giòn. Chú ý không dùng đũa kim loại sẽ làm phá hủy vitamin C trong rau.

Chỉ rửa rau 3 nước

Rất nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ rửa rau 3 nước và nghĩ rằng như thế là sạch. Thực ra,cách rửa này chỉ đúng nếu rau của bạn chỉ có đất và tạp chất bẩn, còn nếu có cả hóa chất, chúng sẽ không được rửa trôi.

Và nếu không làm sạch được tối đa những hóa chất độc hại vẫn còn lại trên rau, bạn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc thực phẩm.

sai-lam-khi-luov-rau-1133.jpg

Luộc rau mất chất dinh dưỡng

Đó là còn chưa kể, trong rau có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng. Để loại bỏ các loại kí sinh này, bạn cần phải rửa rau dưới vòi nước và rửa kĩ từng cọng một.

Giải pháp cho bạn: Cách an toàn và tích cực nhất hiện nay là bạn nên ngâm rau ít phút trong chậu nước lớn trước khi rửa. Nếu ngâm bằng nước vo gạo thì càng tốt vì nước vo gạo sẽ giúp bạn đánh bật một phần hóa chất trên bề mặt rau hoặc ngâm rau với một chút muối để diệt trứng vi sinh vật bám trên rau.

Luộc rau quá kỹ

Rau khi luộc to lửa sẽ chín rất nhanh, thậm chí với một số loại rau như rau muống, rau lang, chỉ cần sôi trào một phút là bạn có thể vớt rau ra. Những món rau như bông cải xanh tốt nhất là nên hấp, ăn tái. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ quá cẩn thận, sợ rau chín không kỹ nên để quá lâu. Vì thế, làm rau không những nát mà còn mất hết vitamin và bạn sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng lẽ ra sẽ nhận được từ rau.

Giải pháp cho bạn: Hãy luộc rau đúng cách, tùy thời gian của từng loại rau. Chẳng hạn rau muống sôi nhanh, rau cải có thể lâu hơn một chút. Nhưng hãy nếm thử khi rau đến độ chín vừa, đừng để rau sôi quá lâu bạn nhé!

Luộc rau xong không ăn ngay

Khi mới vừa luộc xong, rau sẽ ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng nhất nên bạn nên ăn hết ngay. Nhiều người thường để rau nguội rồi mới ăn nhưng không biết rằng, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ làm mất 25% lượng vitamin, sau 2 giờ mất từ 35 - 47%.

Còn nếu bạn chế biến sẵn, sau đó mới hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Như vậy, bạn không nên để rau qua đêm, giá trị dinh dưỡng trong rau sẽ không còn nữa. Trong trường hợp không ăn hết thì bạn nên bỏ đi, không nên cho vào tủ lạnh vì đây là cách lưu trữ cực kì nguy hiểm.

Khi lưu trữ rau vào tủ lạnh hàm lượng nitrate có sẵn trong rau sẽ biến thành nitrite - một chất gây ung thư cực kỳ có hại cho bạn và gia đình.

Giái pháp cho bạn: Bạn nên ăn rau luôn ngay sau khi chế biến, tránh để nguội hoặc lưu trữ sẽ sinh chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022