PGS.TS Nguyễn Quang Dũng, Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, cho biết rượu bia là đồ uống chứa cồn. Một đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai hoặc lon bia 330 ml (5%); một cốc bia hơi 330 ml; ly rượu vang 100 ml (13,5%); chén rượu mạnh 30 ml (40%). Sau khi uống, bạn luôn cảm thấy hưng phấn, có ham muốn nhảy nhót, nói chuyện. Giai đoạn tiếp theo, một số người cảm thấy chóng mặt, choáng váng, đau đầu hoặc buồn ngủ.

Nguyên nhân do rượu bia giảm lượng glucose trong máu gây chóng mặt, đau đầu. Uống nhiều rượu bia dẫn tới đi tiểu nhiều hơn bình thường, gây mất nước, khát nước, nhức đầu... Đồ uống sẫm màu chứa cồn như whiskey, vang chứa nhiều chất tạo ra từ quá trình chưng cất, lên men để tạo ra màu đậm của rượu gây đau đầu nhiều hơn.

Để giảm triệu chứng, cần bổ sung năng lượng từ carbohydrate như bánh mì, bánh quy, ngũ cốc. Ăn thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt, gia cầm, khoai tây, cá hồi để hỗ trợ chuyển hóa cồn. Uống trà gừng ấm hoặc nước gừng để giảm kích thích dạ dày. Ăn trái cây giàu đường tự nhiên như xoài, nho, cam, chuối, dưa hấu để bù nước và loại bỏ cồn.

Ngoài ra, nên ăn trước, trong và sau khi uống rượu để giữ ổn định glucose máu. Sau uống, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giúp cơ thể hồi phục. Tuyệt đối không uống thêm rượu để "giải rượu" hoặc uống sau khi nôn. Hãy để cơ thể thư giãn và dạ dày nghỉ ngơi.

Cách tính thời gian cơ thể đào thải nồng độ cồn:

Bác sĩ khuyến cáo sử dụng quá nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe về tim mạch, gan, thận, tuỵ, thần kinh, nội tiết. Cụ thể, đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ huyết áp cao, thậm chí suy tim, đột quỵ nếu uống trong thời gian dài. Lạm dụng rượu bia gây viêm gan, xơ gan, viêm tuỵ cấp, đái tháo đường, đặc biệt ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, nói không rõ ràng, điều hòa động tác cơ thể kém; tê bì, ngứa ở bàn chân, bàn tay; giảm trí nhớ.

Rượu bia còn gây hại đến hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, gây chướng bụng, đầy hơi, viêm loét dạ dày, tá tràng, suy giảm khả năng tình dục, sức khỏe sinh sản...

Khi bị ngộ độc rượu, người nhà nên giữ bệnh nhân tỉnh táo nhất có thể cho đến khi có bác sĩ tới cấp cứu. Không để người ngộ độc rượu một mình, để tránh tình trạng nôn mửa có thể gây nghẹt đường thở. Nên để bệnh nhân nằm đầu cao hoặc ngồi, có thể để nằm nghiêng để tránh ngạt thở khi nôn mửa. Gia đình nên mang theo hoặc ghi nhớ loại rượu mà người bị ngộ độc uống để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, xử trí kịp thời.

462585000-1597032250915024-643-2192-3953-1737771400.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Cyf43aVK528d27t65Ll1mg

Sau uống rượu, mọi người đều chuếnh choáng, mệt mỏi, đau đầu cần bổ sung năng lượng để hồi phục. Ảnh: Nguyễn Huyền

Thùy An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022