Một năm trước, trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ, ông Trương (62 tuổi), ở Trung Quốc được chẩn đoán mắc mỡ máu cao và xơ vữa động mạch. Ông Trương được chỉ định dùng thuốc giảm mỡ máu dài hạn và điều chỉnh chế độ ăn uống. Sau một thời gian điều trị, bệnh tình của ông Trương ổn định.

Tuy nhiên, 6 tháng trước, ông Trương đọc được một bài chia sẻ về việc hạ mỡ máu hiệu quả bằng cách nhịn ăn tối. Ông Trương cũng bắt đầu nhịn ăn tối với mong muốn hạ mỡ máu và điều trị bệnh. Thói quen nhịn ăn tối kéo dài trong nửa năm.

Thế nhưng, kết quả lần kiểm tra sức khỏe gần đây lại khiến ông Trương thấy thất vọng. Bác sĩ cho biết tình trạng xơ vữa động mạch của ông không cải thiện, chỉ số mỡ máu của ông Trương cũng không giảm xuống. Ngoài ra, ông Trương còn có thêm vài vết loét ở dạ dày.

Bác sĩ giải thích rằng việc nhịn ăn tối có thể gây ảnh hưởng tới lịch trình dùng thuốc của bệnh nhân và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

nhip-tim-binh-thuong-cua-nguoi-gia-la-bao-nhieu-17244047036301972429971-1724423026592-17244230273911141177975.jpg

Ông Trương được chẩn đoán mắc mỡ máu cao và xơ vữa động mạch trong một lần đi khám. (Ảnh minh họa)

Nguy cơ sức khỏe khi bỏ ăn tối

Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Iowa và Đại học Tennessee ở Hoa Kỳ đã thực hiện nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa các bữa ăn trong ngày với nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Kết quả, các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc thiếu bất kỳ bữa ăn nào trong ngày đều có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Theo đó, nếu bạn bỏ bữa sáng, nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch sẽ tăng lên. Nếu bạn bỏ bữa trưa hoặc bữa tối, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân sẽ tăng lên.

Một nghiên cứu khác của Nhật Bản được đăng tải trên tạp chí Nutrients cũng chỉ ra nguy cơ tăng cân trở lại khi bỏ bữa tối.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Osaka, Nhật Bản đã xem xét dữ liệu của hơn 25.000 sinh viên đại học và đánh giá tác động của việc bỏ bữa tối. Sau 3 năm quan sát, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc bỏ bữa tối là yếu tố góp phần gây tăng cân và béo phì ở cả nam và nữ giới.

Tác giả nghiên cứu giáo sư, tiến sĩ Toshiki Moriyama, làm việc tại Trung tâm Tư vấn Sức khỏe của Đại học Osaka cho biết khi bỏ bữa tối, mọi người có xu hướng ăn tăng lượng calo vào ngày hôm sau. Ngoài ra, những người bỏ bữa tối có xu hướng ăn những bữa ăn kém lành mạnh hơn vào bữa sáng hoặc bữa trưa.

Điều này có thể gây ra tình trạng dư thừa calo và khiến mỡ thừa tích tụ trong cơ thể, từ đó dẫn đến thừa cân, béo phì, gây ảnh hưởng tới chỉ số mỡ máu, cũng như các bệnh lý tim mạch đang mắc sẵn.

Ngoài ra, việc nhịn ăn tối còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày. Các chuyên gia y tế cho biết, khi nhịn ăn tối dạ dày sẽ phải duy trì tình trạng trống rỗng trong thời gian dài.

Trong khoảng thời gian này, hệ tiêu hóa vẫn tiếp tục hoạt động và tiết ra axit dạ dày. Axit dạ dày sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, lâu ngày điều này có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày-tá tràng, thậm chí có thể gây xuất huyết, thủng dạ dày.

epochtimescom2fassets2fuploads2f20232f112f292fid5538321-shutterstock1972998740jpgw1200q75-1724405512053-17244055125031596348137-1724423028633-17244230288431763834148.jpeg

Bỏ bữa tối có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày-tá tràng, thủng dạ dày. (Ảnh minh họa)

Ăn tối đúng cách để hạ mỡ máu và bảo vệ sức khỏe

1. Ăn các thực phẩm lành mạnh

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm giảm mỡ máu hiệu quả. Vào bữa tối, mọi người nên ăn các thực phẩm lành mạnh chẳng hạn như các loại rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại cá béo. Chất xơ và axit béo omega-3 trong các loại thực phẩm này có thể giúp giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, trong bữa tối, mọi người nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như món chiên rán, bánh ngọt chế biến sẵn. Các thực phẩm này có thể làm tăng lượng cholesterol “xấu” LDL trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu cao và bệnh tim mạch.

Nghiên cứu của trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân nhận thấy rằng tiêu thụ quá nhiều protein động vật chẳng hạn như thịt đỏ, thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và bệnh tim lên 44%. Do đó, mọi người cũng cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều thịt vào buổi tối.

1711007846802211470861-1711012839894-1711012840086264088783-17244055712851768106309-1724423029895-1724423030166609581813.jpg

Tăng cường ăn các thực phẩm lành mạnh vào bữa tối có thể giúp giám nguy cơ mắc mỡ máu cao, bệnh tim mạch. (Ảnh minh họa)

2. Thay đổi phương pháp chế biến món ăn

Các phương pháp nấu ăn khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên chế biến món ăn bằng cách hấp, luộc để giữ tối đa chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Đồng thời, mọi người nên hạn chế các món ăn chế biến bằng cách chiên, rán ngập dầu vì có thể làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu cao và bệnh tim mạch.

3. Ăn tối sớm hơn

Thời gian tốt nhất để ăn tối là từ 6-7 giờ tối. Điều này giúp dạ dày có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022