Chị V.T.T. (28 tuổi, trú tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên) được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên trong tình trạng đau bụng hạ vị từng cơn, đau tăng dần và được bác sĩ tiến hành thăm khám. Quá trình thăm khám, bác sĩ thấy cổ tử cung mở 3cm, cơn co tử cung tần số 3, sẹo mổ đẻ cũ và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết. 

Khi khai thác tiền sử sản phụ được biết, trước đó chị H. đã mổ đẻ ngày 22/01/2022, lần này thai dự kiến ngày sinh 16/3/2023. Kết quả sản phụ được chẩn đoán chuyển dạ đẻ lần 3 thai 38 tuần 3 ngày, ngôi đầu/sẹo mổ đẻ cũ 13 tháng.

base64-16783637698824747838.png

Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên cứu sống mẹ con sản phụ

Ngay sau khi hội chẩn, lãnh đạo Trung tâm Y tế cùng bác sĩ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản-Phụ sản, Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức và khoa Nhi tiến hành mổ lấy thai cấp cứu.

Trong khi phẫu thuật, kíp mổ ghi nhận vết mổ cũ đoạn dưới tử cung đã bị vỡ, còn màng ối phồng (chưa vỡ ối). Với sự phối hợp nhịp nhàng của ê-kíp, thai nhi được lấy ra khỏi tử cung an toàn, nặng 3,2 kg chào đời khỏe mạnh. Sau mổ sản phụ ổn, vết mổ cũ vỡ được cắt lọc, may phục hồi và giữ được tử cung.

Đại diện Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản-Phụ sản cho biết: Vỡ tử cung là một trong 5 tai biến sản khoa (sản giật, băng huyết sau sinh, nhiễm trung hậu sản, thuyên tắc ối và vỡ tử cung), có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và thai nhi nếu không phát hiện, xử trí kịp thời. Đáng chú ý, vỡ tử cung trên vết mổ cũ đôi khi khó phát hiện, không có dấu hiệu dọa vỡ và có thể vỡ ở bất kỳ tuổi thai nào.

Sản phụ bị vỡ tử cung thường sẽ có triệu chứng đau bụng khác thường, đau chói trên tử cung, siêu âm thấy trong ổ bụng có nhiều dịch tự do mà không rõ cơn co.

Những sản phụ từng có tiền sử mổ đẻ thì nên chờ tối thiểu 24 tháng mới nên có thai trở lại; đồng thời thai phụ nên đi kiểm tra, theo dõi thai kỳ thường xuyên tại các cơ sở y tế chuyên khoa…

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cháo tốt cho mẹ bầu - NET

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022