Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính, trung bình cứ 5 phụ nữ Mỹ thì có 1 người bị đột quỵ và gần 60% trong số đó không qua khỏi. 

Theo các chuyên gia, lý do khiến phụ nữ dễ bị đột quỵ đó là phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới. Phụ nữ cũng có nhiều khả năng bị huyết áp cao, biến chứng thai kỳ và sử dụng thuốc tránh thai cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi, tuy nhiên phụ nữ sau sinh cũng có thể đối diện với nguy cơ này. 

Bác sĩ cảnh báo 3 "mối nguy" có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ sau sinh

Theo bác sĩ Anne Fevre (Khoa Sản & Phụ khoa, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội): Các dấu hiệu đột quỵ ở thai phụ cũng tương tự như ở người không mang thai. Thường gặp là đột ngột chóng mặt dẫn tới mất cân bằng, mắt nhìn mờ, méo miệng, liệt chân tay, đau đầu dữ dội, lú lẫn, hôn mê.

acc70eb4f08c52d20b9d-17209699242441210795374.jpg

Bác sĩ Anne Fevre (Khoa Sản & Phụ khoa, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội)

Vì vậy, đối với phụ nữ cần đặc biệt quan tâm đến ba yếu tố có nguy cơ cao gây đột quỵ sau sinh, đó là: Huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.

1. Huyết áp cao

Tăng huyết áp do mang thai là bệnh lý thường xảy ra trong giai đoạn thai kỳ. Thai phụ có thể không xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp hoặc cũng có thể gặp nhiều biểu hiện khác nhau như: Tăng cân đột ngột, thay đổi thị giác mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi, tiểu ít, phù (sưng), đau bụng bên phải hoặc thượng vị… Cao huyết áp dẫn tới tiền sản giật là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp với phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20.

2. Tiền sản giật

Theo các chuyên gia y tế, khoảng 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có nguy cơ tiền sản giật, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ. Khoảng 5-8% trường hợp sản giật có nguy cơ tử vong. Trường hợp nhẹ sẽ hơn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của phụ nữ sau sinh, khả năng phục hồi chậm. Phụ nữ từng có tiền sử cao huyết áp rất dễ bị tái lại ở những lần mang thai tiếp theo.

Vì vậy, nếu trong giai đoạn thai kỳ, thai phụ có tiền sử huyết áp cao cần phải được theo dõi thường xuyên và kiểm soát các chỉ số của mẹ lẫn con theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh nguy cơ dẫn tới tiền sản giật. Sau sinh, phụ nữ cũng cần phải theo dõi và tái khám định kỳ 1 năm/lần.

photo-1720970406467-1720970406636128811438.jpeg

Khoảng 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có nguy cơ tiền sản giật, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ.

2. Tiểu đường 

  • avatar1720951979807-17209519809861312475986.jpg

    Suýt chết vì biến chứng tiểu đường ở tuổi 28, cô gái hối hận: ‘Tôi không dám uống loại nước này nữa’

Trong giai đoạn thai kỳ, do nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể đòi hỏi phải dung nạp lượng đường nhiều hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ khi mang thai dẫn đến thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến insulin và hậu quả là gây ra tiểu đường thai kỳ. 

Đây được xem là bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu và chỉ được phát hiện khi đi khám thai định kỳ hoặc sau khi làm các xét nghiệm. Thai phụ cũng có thể nhận ra một số biểu hiện của bệnh lý này như: Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu nhiều hơn, bị nhiễm nấm vùng kín và sử dụng thuốc không khỏi, bị sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống…

Tiểu đường thai kỳ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau sinh, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này. Đây là một trong những yếu tố có nguy cơ gây đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường.

photo-1720970398577-17209703987261468356609.png

Phụ nữ khi mang thai dẫn đến thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến insulin và hậu quả là gây ra tiểu đường thai kỳ.

Vì vậy, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, việc theo dõi và kiểm soát đường huyết trong suốt thai kỳ là việc bắt buộc phải làm. Sau sinh cần thiết phải theo dõi đường huyết định kỳ 1 năm/lần.

Ngoài ra, bác sĩ Anne Fevre còn khuyến cáo, các loại thuốc điều trị nội tiết, trong đó có một số loại thuốc tránh thai có chứa estrogen là thuốc có chứa hoạt chất tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. Vì vậy, đối với phụ nữ trên 35 tuổi, từng có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc các yếu tố nguy cơ khác cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen.

Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật trong thời kỳ mang thai cần thăm khám định kỳ hàng năm. Như vậy sẽ giúp họ tầm soát tốt các yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện hợp lý.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022