Tháng 8 mùa thu là mùa của quả lựu chín đỏ lập lòe. Vào những ngày này, chỉ cần dạo quanh chợ cóc, siêu thị, những gánh hàng bán lựu ngập tràn, tạo nên nét đẹp mùa thu rất riêng của Hà Nội.

Trong năm, lựu chín kéo dài từ tháng 4-5 đến tháng 8-9 nhưng chỉ có quả lựu mùa thu là ngọt đậm đà, ăn ngon hơn hẳn. Bạn có thể mua lựu để ăn trực tiếp, làm nước ép uống dưỡng trắng da... 

luu-y-an-luu-mua-thu2-1724303472955259632354.jpgluu-y-an-luu-mua-thu3-17243034729891847146464.jpg

Chỉ cần dạo quanh chợ cóc, siêu thị, những gánh hàng bán lựu ngập tràn, tạo nên nét đẹp mùa thu rất riêng của Hà Nội. (Ảnh: TM)

Theo BS Trương Quang Hải (Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội), lựu chứa punicalagin. Hợp chất chống oxy hóa này có nhiều trong phần vỏ hạt lựu, cao hơn nhiều lần trong trà xanh, rượu vang đỏ, cực tốt trong phòng chống lão hóa ở phụ nữ.

Axit punic, một loại axit linoleic có nhiều trong phần vỏ, có tác dụng sinh học cực mạnh, giúp phụ nữ duy trì vẻ ngoài xuân sắc. Chúng cũng rất tốt để tăng cường chức năng sinh sản.

Không chỉ chống lão hóa, ăn lựu thường xuyên đem lại nhiều lợi ích sức khỏe

1. Tốt cho tiêu hóa

Theo TS Tejal Pathak (một chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ), lựu rất giàu chất xơ. 1/2 cốc hạt lựu chứa 3,5g chất xơ. Bạn có thể dễ dàng bổ sung chất xơ từ quả lựu vào bát sữa chua buổi sáng của mình.

  • vi-sao-thi-de-ngui-chu-khong-nen-an-1723911763978909687658-0-96-605-1064-crop-17239117864052000158995.jpg

    Quả thị để ngửi chứ không ăn hóa ra là "cổ tích giữa đời thường", có liên quan đến sức khỏe

Theo nguồn tài nguyên MedlinePlus của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, việc bổ sung đủ chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Ăn đủ chất xơ, cung cấp đủ kali cho cơ thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Thật tuyệt vời khi trong quả lựu đều dồi dào những thành phần này. 

Chất xơ có khả năng làm giảm cholesterol "xấu" (LDL), giảm huyết áp và giảm viêm. Kali giúp ngăn ngừa huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

3. Tốt cho người bệnh tiểu đường

Dù có vị ngọt đậm nhưng nước ép lựu có thể có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường type 2. 

Một bài đánh giá năm 2022 trên Tạp chí Antioxidants cho thấy, những chất chống oxy hóa trong quả lựu giúp chống lại stress oxy hóa và tổn thương tế bào, ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

luu-y-an-luu-mua-thu8-17243037380171497627407.jpg

Dù có vị ngọt đậm nhưng nước ép lựu có thể có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường type 2. (Ảnh: TM)

4. Tốt cho não bộ, cải thiện trí nhớ

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong nước ép lựu giúp cải thiện sức khỏe não bộ, ngăn chặn sự phát triển của bệnh sa sút trí tuệ.

Bà bầu dùng lựu thường xuyên trong chế độ ăn còn giúp bảo vệ thần kinh cho thai nhi. Ở trẻ nhỏ chậm phát triển, uống nước ép lựu góp phần giảm nguy cơ tổn thương não.

5. Phòng chống ung thư

Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, ăn lựu đều đặn sẽ giúp chống viêm, ngăn chặn bệnh mãn tính như ung thư.

Đó là lý do uống nước ép lựu đúng cách không chỉ dưỡng da trắng mịn mà còn phòng chống ung thư hiệu quả.

1 kiểu ăn lựu tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo 

Dù ăn lựu rất ngon bổ nhưng hiện nay, không ít hàng bán lựu bóc sẵn, trông rất mất vệ sinh. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), việc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là những lý do tại sao nguy cơ ngộ độc rất cao từ hành động bán lựu kiểu này.

luu-y-an-luu-mua-thu5-172430350064344783990.jpgluu-y-an-luu-mua-thu6-17243035006661866451277.jpg

Dù ăn lựu rất ngon bổ nhưng hiện nay, không ít hàng bán lựu bóc sẵn, trông rất mất vệ sinh. (Ảnh: TM)

1. Đôi bàn tay của người bán hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay, nhiều người bán hàng có thói quen không lau rửa quả, bóc tách lựu ngay ngoài đường, để tiện bán hàng. Nhiều người vô tư mua ăn cần cẩn trọng. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra khi lựu được bóc tách kiểu này.

"Bàn tay người bán hàng không đảm bảo sạch sẽ, dù đã đeo bao tay nhưng trong quá trình bán nhiều loại quả khác nhau, không rửa tay đúng cách, đều có thể tạo cơ hội rước vi trùng, vi khuẩn vào bụng người ăn", vị chuyên gia cảnh báo.

luu-y-an-luu-mua-thu1-17243035158041382882789.jpg

Sau khi bóc lựu xong, chúng ta nên bảo quản bằng cách cho vào tủ lạnh, ít nhất cũng phải che đậy cho kín, tránh ruồi nhặng, vi khuẩn sinh sôi. (Ảnh: TM)

2. Nguy cơ vi khuẩn sinh sôi, phát triển khi bóc lựu xong không che đậy

Sau khi bóc lựu, chúng ta nên bảo quản bằng cách cho vào tủ lạnh, ít nhất cũng phải che đậy cho kín, tránh ruồi nhặng, vi khuẩn sinh sôi.

Tuy nhiên, những hàng lựu ở vỉa hè, quán cóc thì không ai nghĩ đến điều này. Cùng lắm nếu có ruồi bọ, người bán giơ tay đuổi là xong. Điều này không đủ đảm bảo an toàn thực phẩm. Nguy cơ ruồi đẻ trứng vẫn có thể xảy ra.

Vì những lý do trên, chuyên gia khuyên, tốt nhất chị em nên mua lựu chín già ở những hàng uy tín. Sau đó đem về nhà, rửa sạch quả và  bàn tay, rồi mới bóc tách từng hạt lựu.

Khi làm xong nhớ bảo quản đúng cách như che đậy kín, cho vào tủ lạnh để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022