4 loại rau dại này có thể thấy ở khắp mọi nơi, không chỉ bổ dưỡng, ngon miệng, không có thuốc trừ sâu mà còn có thể chữa bệnh và duy trì sức khỏe!
1. Tía tô
Tía tô có mùi thơm và vị hơi hăng. Nó không chỉ là một loại dược liệu thông dụng của nước ta mà còn ưa chuộng sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ...
Thực tế, tía tô rất dễ trồng, có thể tự mọc dại và ít gặp sâu bệnh. Do đó, có rất ít khả năng loại rau này bị phun thuốc trừ sâu.
8 thực đơn giảm cân nhanh gọn sáng - trưa được HLV "bật mí": Ăn đúng để từ nay đến Tết đẹp như hot girl!
Trong y học cổ truyền phương Đông, tía tô có tác dụng chữa cảm lạnh và trục xuất gió lạnh ra khỏi cơ thể. Lá tía tô có tác dụng xua tan cảm lạnh, giúp người bệnh đổ mồ hôi nhiều. Nếu bị cảm, sốt, không ra mồ hôi… có thể uống nước sắc tía tô và gừng.
Vào mùa thu đông, khi bệnh cúm phổ biến hơn, ăn gừng ngâm tía tô còn có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, xua tan cảm lạnh và giúp đổ mồ hôi nên bạn không còn phải lo lắng bị cảm lạnh nữa.
2. Rau sam
Rau sam là một loại rau dại có khả năng sống cực kỳ mạnh mẽ, sinh trưởng tốt ngay cả ở điều kiện thiếu nước, ít sâu bệnh tấm công có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên cánh đồng và ven đường. Vì vậy, rau sam trở thành một lựa chọn an toàn, không thuốc trừ sâu và thân thiện với sức khỏe.
Rau sam có lá mọng nước, thân rễ mềm và giòn, vị hơi chua. Theo Đông y, rau sam có tác dụng thanh nhiệt gan, bảo vệ tim và khử trùng, dưỡng đường ruột. Cụ thể, uống nước rau sam có thể giúp thanh nhiệt và ẩm ướt, giải độc và giảm sưng tấy; dùng bôi bên ngoài cũng có thể điều trị bệnh chàm và viêm da. Rau sam tươi rất giàu protein, axit béo omega-3 và alkaloid, có tác dụng bảo vệ tim và gan rất tốt.
Nó cũng có chứa các chất làm sạch đường ruột, có thể làm giảm các bệnh đường ruột khác nhau và điều trị viêm ruột, loét và kiết lỵ. Dùng rau sam để đánh trứng hoặc trứng tráng, đều thơm ngon và tốt cho sức khỏe!
3. Bồ công anh
Giống như rau sam, rau bồ công anh cũng là một loại rau dại, dễ mọc, ít sâu bệnh và do đó nó cũng không cần đến thuốc trừ sâu. Nó vừa có giá trị chữa bệnh vừa có giá trị dinh dưỡng như bảo vệ mắt, cải thiện thị lực và bổ sung canxi để hạ huyết áp.
Bồ công anh rất giàu carotene, có thể điều trị bệnh khô mắt và quáng gà, đồng thời có thể làm giảm các triệu chứng như đỏ mắt và sưng mắt do gan hỏa mạnh.
Trong khi đó, hàm lượng canxi trong rau bồ công anh cao. Người già và trẻ em ăn nhiều có lợi cho xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. Thành phần axit trong rau bồ công anh cũng có tác dụng cầm máu và đông máu rõ rệt, giúp giãn nở mạch máu, hạ huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch.
4. Rau diếp cá
Rau diếp cá có sức sống mãnh liệt, hầu như không có sâu bệnh. Tuy nhiên, vì hương vị rất đặc trưng không thể lẫn được nên nhiều người không thích ăn nó.
Dù vậy, đây thực sự vẫn là một báu vật về dinh dưỡng.
Rau diếp cá có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn, được biết đến như một loại "kháng sinh tự nhiên", có tác dụng chữa lành các chứng viêm khác nhau trong cơ thể con người, từ viêm họng và viêm phổi đến viêm niệu đạo và viêm thận, bao gồm cả viêm da.
Bên cạnh đó, nó cũng giúp làm ẩm phổi và giải quyết đờm. Rau diếp cá có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện khả năng thực bào của bạch cầu ở bệnh nhân viêm phế quản mãn tính. Nó có tác dụng làm giảm hen suyễn và ho, làm ẩm phổi và giảm đờm, đồng thời có thể cải thiện các bệnh về đường hô hấp. Khi bị ho và đau họng, bạn có thể nấu canh với rau diếp cá và uống.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This