Vào ngày 5/4, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết tại địa phương đã xảy ra vụ việc 30 học sinh phải nhập viện kiểm tra sức khỏe sau khi ăn kẹo trước cổng trường.

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết sau khi kiểm tra, bước đầu có thể xác định các em học sinh không bị ngộ độc thực phẩm thông thường. Cơ quan chức năng nghi vấn các em này có triệu chứng bệnh hysteria (rối loạn phân ly) ở thể nhẹ: mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, đau nhức... Bệnh lý thường được thể hiện bằng rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn giác quan và rối loạn tâm thần.

9878-1712325552-keo-4988-0935-1712464668098-1712464671235415509769.jpg

30 em học sinh phải nhập viện kiểm tra sức khỏe sau khi ăn kẹo lạ

Rối loạn phân ly là gì?

Báo Sức khỏe đời sống thông tin, Hysteria hay còn gọi là rối loạn phân ly là một nhóm các bệnh lý tâm thần thường gặp, tỷ lệ: 0,3 - 0,5% dân số. Theo Tổ chức Y tế thế giới rối loạn phân ly là hiện tượng mất một phần hoặc hoàn toàn sự hợp nhất giữa trí nhớ quá khứ, ý thức, đặc tính cá nhân với những cảm giác trực tiếp và sự kiểm soát vận động.

Đặc trưng của phân ly là những triệu chứng gợi ý bệnh lý của một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể, nhưng người ta không tìm thấy được nguyên nhân bằng các phương pháp thăm khám lâm sàng và xét nghiệm.

Rối loạn này gặp nhiều hơn ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ. Bệnh thường xảy ra đồng loạt các trường hợp rối loạn phân ly trong một nhóm hoặc một tập thể như trường học, đám đông. Khi một người trong nhóm có biểu hiện của rối loạn phân ly, những người còn lại có xu hướng "bị lan truyền". Sự lan truyền triệu chứng xảy ra trong nhóm người có mối quan hệ nào đó về môi trường hoặc sang chấn, tạo ra hàng loạt ca bệnh. Do có nhiều người cùng xuất hiện những biểu hiện bất thường nên bệnh lý này sẽ gây ra những lo lắng, hoang mang, thậm chí hiểu nhầm trong dư luận và xã hội.

Triệu chứng lâm sàng của rối loạn phân ly

Theo thông tin từ bệnh viện Nguyễn Tri Phương, người bệnh mặc dù không muốn, mặc dù kìm chế nhưng vẫn xảy ra  cơn tâm lý thị giác, co giật, mất tiếng, á khẩu, rối loạn thính giác hoặc thị giác, liệt cả người, tự cho có ma hoặc thần thánh để biến đổi thành người khác, rối loạn tự tạo (ợ hơi liên tục, ngáp to từng tràng...), rối loạn phân ly (giữa người bình thường và người đang lên cơn bị nhập...) tất cả đều đảo lộn lại được.

Lâm sàng biểu hiện từng cơn như ngất, rối loạn vận động như co giật, liệt, rối loạn cảm giác như tê bì, mất cảm giác, rối loạn các giác quan như mù, điếc... có tính chất biểu diễn. Các triệu chứng này không do bệnh nhân cố ý tạo ra hay giả vờ. Đôi khi bệnh lý này có thể “lây lan”, học sinh một số trường học đồng loạt bị ngất... các rối loạn này không do một tổn thương cơ thể hoặc một chất gây ra. Quá trình bị bệnh thường có giới hạn, nhưng triệu chứng có thể tái phát và trở nên mạn tính hơn. Trong một số trường hợp, rối loạn phân ly có thể có trước một bệnh nội khoa.

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn phân ly theo Hội Tâm thần học Mỹ (1994)

- Một hoặc nhiều triệu chứng hay thiếu sót ảnh hưởng đến hoạt động tự chủ hoặc chức năng thần kinh mà gợi ý đến một bệnh thần kinh hay bệnh nội khoa.

- Các yếu tố tâm lý được cho là có liên quan đến triệu chứng hay thiếu sót này vì các xung đột hay căng thẳng thường xuất hiện trước khi khởi phát hoặc nặng thêm các triệu chứng hay thiếu sót đó.

- Các triệu chứng hay thiếu sót không do bệnh nhân cố ý tạo ra hay giả vờ (như trong rối loạn giả tạo hay giả bệnh).

- Sau khi đã kiểm tra kỹ, các triệu chứng hay thiếu sót không thể giải thích đầy đủ bởi các bệnh nội khoa hay do hậu quả trực tiếp của một chất hoặc một hành vi hay nhận thức được văn hóa cho phép.

- Các triệu chứng hay thiếu sót gây suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng hoặc suy giảm chức năng nghề nghiệp, xã hội hoặc các lĩnh vực quan trọng khác hoặc sự đảm bảo đánh giá về y tế.

- Các triệu chứng hay thiếu sót không bị giới hạn bởi đau hay rối loạn chức năng tình dục, không xuất hiện độc lập trong quá trình bị bệnh rối loạn phân ly và nó không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn tâm thần khác.

Tiến triển và tiên lượng của rối loạn phân ly

Sự khởi đầu và kết thúc của các trạng thái phân ly thường đột ngột. Sự thay đổi hoặc biến mất trong quá trình làm liệu pháp tâm lý như thôi miên, ám thị hoặc hồi cảm. Tất cả trạng thái phân ly có khuynh hướng thuyên giảm trong vài tuần hoặc vài tháng đặc biệt nếu chúng khởi đầu của chúng kết hợp với sự kiện đời sống gây sang chấn.

53e2690d-7c81-445f-b0e3-7530fe078bcb-0935-1712464671862-17124646720021906661226.jpg

Nhiều học sinh phải đến Trung tâm Y tế H.Di Linh kiểm tra sức khỏe sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc (Ảnh: báo Thanh niên)

Một số các trạng thái khác thuyên giảm chậm hơn như liệt và tê nếu chúng kết hợp với những vấn đề không giải quyết được hoặc những mối quan hệ phức tạp giữa người và người.

Nói chung bệnh này không nặng nhưng gây cho bản thân người bệnh và cả những người xung quanh rất nhiều phiền toái. Nhiều mối quan hệ bị rối loạn. Người có nhân cách Hysteria làm việc thường kém hiệu quả do họ không thể tập trung vào công việc.

Tuy nhiên, nếu chứng bệnh này lặp lại và mạn tính có thể làm thay đổi không đặc hiệu về tâm thần và sinh lý: Suy nhược, giảm chăm chỉ, giảm tập trung, ưu tư lo lắng quá đáng, chiều hướng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và cách ăn uống, rối loạn nặng về bản năng sinh dục (sợ giới tính, lãnh đạm tình dục, chứng giao hợp đau, chứng co âm đạo, liệt dương, xuất tinh sớm...)

Cần làm gì khi bị r ối loạn phân ly ?

Rối loạn phân ly là một bệnh xuất hiện thường do sang chấn kết hợp với nhân cách yếu và một vài yếu tố thuận lợi khác…

Do vậy, để dự phòng bệnh này:

- Cần tuyên truyền giáo dục phổ cập những hiểu biết cần thiết về các rối loạn phân ly.

- Để tránh bị nhân cách Hysteria cần rèn luyện tính cách ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn trẻ biết thương yêu, chia sẻ, đương đầu với khó khăn.

Hoạt động ngoại khóa tạo môi trường tốt phòng chống rối loạn phân ly.

- Gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường giáo dục, quản lý con em mình, bồi dưỡng nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tính đoàn kết, thân ái, tính tập thể, biết khắc phục khó khăn tránh các stress tâm lý trong sinh hoạt, học tập và công tác.

- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa như: Ca, múa, nhạc, đi dã ngoại, tập thể dục, chơi các môn thể thao và lao động tập thể…

- Trong môi trường làm việc học tập căng thẳng thì việc cải thiện môi trường, kết hợp giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý làm giảm sức ép làm việc và học tập, cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe thể chất cho người bệnh là một việc làm cần thiết để phòng bệnh.

- Nhân cách của nữ thường yếu và hay mắc bệnh hơn nam. Vì vậy, cần bố trí số lượng nam nữ hài hòa trong một tập thể để tránh hiện tượng "lây lan" bệnh. Khi bệnh xảy ra thì chính các bạn nam sẽ là chỗ dựa về tâm lý cho các bạn nữ.

Vào khoảng 14h ngày 4/4, một số học sinh của Trường THCS Tân Châu (xã Tân Châu, huyện Di Linh) mua kẹo tại một tiệm tạp hóa đối diện trường, đem đến lớp để chia nhau ăn.

Sau khi ăn, các em ăn kẹo đều có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn. Các em sau đó được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Di Linh để kiểm tra, theo dõi sức khỏe và xuất viện vào ngày 5/4.

Hiện UBND huyện Di Linh đã đã lấy mẫu kẹo để kiểm tra và có văn bản báo cáo cơ quan chức năng cấp trên đề nghị xác minh.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022