Ngày 14/4, đại diện Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn, cho biết ngoài các biểu hiện trên, ba người 54, 60 và 63 tuổi, còn bị chóng mặt, đau đầu. Các bác sĩ chẩn đoán sốc phản vệ, xử trí chống sốc và truyền dịch. Hiện, ba bệnh nhân đã ổn định, xuất viện.

Truyền dịch là đưa vào cơ thể một lượng nước, các chất điện giải, chất dinh dưỡng như glucose, đạm, chất béo, vitamin. Tuy nhiên, dịch truyền có nhiều sản phẩm, mỗi loại chứa thành phần, nồng độ khác nhau. Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không được tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà, do có thể xảy ra sốc phản vệ. Đây là một phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh, xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc dị nguyên.

Dấu hiệu sốc phản vệ tùy theo độ nặng của sốc, mức độ nhạy cảm của cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất kháng nguyên hay chất lạ. Những dấu hiệu sớm là khó thở, phù nề thanh khí quản, suy tim cấp, nhịp tim nhanh, trụy mạch.

Sốc phản vệ có thể gặp mọi lứa tuổi, mọi trường hợp và không chỉ do dùng thuốc, có thể do thức ăn (tôm, cua, ghẹ, côn trùng), côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ, nếu không được cấp cứu kịp thời, dễ dẫn đến tử vong.

bdabb0f42512f94ca003-0-jpeg-16-8229-1870-1681474572.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sXP2jJGzfOFegFhCj-G3bg

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngay tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế cũng khuyến cáo y bác sĩ cần chỉ định dùng thuốc phù hợp, tùy theo thể trạng, không phải bệnh nhân nào cũng phải truyền và có thể truyền vào bất cứ thời điểm nào. Khi tự ý truyền dịch mà chưa có kết quả kiểm tra, chưa đánh giá được mức độ tổn thương và tình trạng bệnh nền, người dân dễ bị biến chứng hơn.

Thúy Quỳnh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022