Trong quan niệm truyền thống của Trung Quốc, tài sản thường được thừa kế bởi con cháu nam trong nhà. Loại tập tục này đến nay vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định trong các gia đình ở đất nước tỷ dân này. Giống như trường hợp của cụ bà họ Vương, 75 tuổi, sống ở Thượng Hải dưới đây.

Lúc bạn đời còn sống, hai vợ chồng bà Vương làm ăn chăm chỉ, tích cóp được một khối tài sản đáng kể, trong đó có 4 căn nhà rất có giá trị. Hiện tại chồng đã qua đời, bản thân không còn đủ sức khỏe để tự chăm sóc mình, bà đã đưa ra quyết định lớn nhất ở những năm tháng cuối đời.

Bà Vương không hề do dự mà sang tên toàn bộ 4 căn nhà cho con trai, mà không cho cô con gái hiện đã kết hôn chút tài sản nào. Đây không chỉ là vấn đề phân chia tài sản, mà còn liên quan sâu xa đến tình thân, trách nhiệm và giá trị truyền thống.

urlhttp3a2f2fdingyuews126net2f20232f12242f78b64023j00s65uz9001tc000uw00j4m-17077140373041323514729-1201-1707805473985-1707805474184315271087.jpg

Quá bức xúc trước quyết định “lạnh lùng, tàn nhẫn” của mẹ, cô con gái đã chia sẻ nỗi lòng của mình lên mạng xã hội, đồng thời muốn cư dân mạng giúp cô phải làm sao mới đúng trong tình huống này.

Người phụ nữ chia sẻ, bố mẹ cô là người thế hệ cũ, quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu trong máu.

“Sinh ra trong gia đình này, tôi chỉ đành chấp nhận để sống tiếp, mặc dù không được cha mẹ hỗ trợ nhiều thứ, nhưng tôi cũng không thể trách móc ông bà. Nay đã kết hôn, cuộc sống khó khăn, nếu được chia chút tài sản của cha mẹ thì hay biết mấy”, người phụ nữ chia sẻ.

Được biết, con gái của bà Vương đã kết hôn và có 2 đứa con. Gia đình bốn người sống trong căn nhà nhỏ chỉ rộng 50 mét vuông, cuộc sống khá thiếu thốn.

Khi nghe mẹ quyết định chuyển 4 căn nhà cho anh trai, con gái đã bất mãn chất vấn mẹ già. Nhưng bà Vương cho rằng con trai có nhiệm vụ kế thừa và nối dõi huyết mạch gia đình, nên việc được hưởng tài sản gia tộc là chuyện đương nhiên. Ngoài ra, bà còn sợ nếu chia tài sản cho con gái, thì con rể (người không thuộc họ trong gia đình) được hưởng lợi ích vốn không thuộc về anh ta. Từ góc độ của bà Vương, quyết định của bà phù hợp với truyền thống và bảo vệ lợi ích gia đình.

Người anh trai không có ý kiến nào về quyết định của mẹ. Trước sự bất bình của em gái, anh cho rằng bản thân anh không thể thay đổi được suy nghĩ của mẹ.

“Thật ra tôi cũng chia sẻ với anh trai rằng gia đình của tôi đang khó khăn, hy vọng anh chia cho mình chút tài sản sau khi mẹ sang tên 4 căn nhà. Anh em giúp đỡ lẫn nhau cũng là chuyện thường tình. Nhưng anh ấy lại tỏ ra không có sự đồng cảm trước hoàn cảnh của tôi. Mẹ và anh trai đều không dang tay cứu giúp, tôi chỉ đành ngậm đắng nuốt cay”, người phụ nữ nói.

edit-c0527eefae624232ad7ba39f57e56745-17077140223041030691501-1201-1707805474652-17078054747431497861161.jpeg

Thật ra, nguyên nhân chính khiến người phụ nữ tuyệt vọng chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội là yêu cầu sau đó của bà Vương.

Theo đó, bà Vương muốn đến nhà con gái dưỡng lão, mong con chăm sóc mình những năm cuối đời, xem như tận hiếu.

Không chia tài sản cho con gái mà còn muốn cô phụng dưỡng mẹ già. Điều này khiến người phụ nữ cảm thấy bất công, bức xúc mà không nói nên lời.

“Con cái phụng dưỡng cha mẹ là chuyện nên làm, nhưng trong trường hợp của tôi, bạn có cảm thấy bất công không?”.

Cư dân mạng bày tỏ sự đồng cảm với người phụ nữ, đồng thời phê phán suy nghĩ và cách làm bà Vương.

“Đã chia tài sản cho con trai thì hãy để anh ta phụng dưỡng mình, tại sao lại đổ trách nhiệm sang cho con gái?”.

“Không thể hiểu được loại tư duy cổ hủ này. Bà mẹ đã không tốt, anh con trai còn tệ hơn. Chỉ tội nghiệp cho cô con gái đáng thương”.

“Bỏ mẹ thì không được, nhưng mẹ lại không hề nghĩ cho mình. Cuộc đời có nhiều thứ bất công như vậy đấy!”.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022