gettyimages-1233168372-0579dbc77-1669801999.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KXEbj4tNhiNMacBPvzG9NQ

Chủ tịch thành phố Thượng Hải Giang Trạch Dân (trái) đi cạnh Nữ hoàng Anh Elizabeth II (giữa) tại vườn quốc gia Dự Viên ở Thượng Hải, ngày 15/10/1986.

Ông Giang Trạch Dân sinh ngày 17/8/1926, nguyên quán huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây. Ông được kết nạp vào đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1946 khi còn là sinh viên Đại học Giao thông Thượng Hải.

Tốt nghiệp kỹ sư điện năm 1947, ông làm việc trong các nhà máy ôtô và viện nghiên cứu, trước khi được bầu làm chủ tịch thành phố Thượng Hải năm 1985 và sau đó là bí thư thành ủy.

Chủ tịch thành phố Thượng Hải Giang Trạch Dân (trái) đi cạnh Nữ hoàng Anh Elizabeth II (giữa) tại vườn quốc gia Dự Viên ở Thượng Hải, ngày 15/10/1986.

Ông Giang Trạch Dân sinh ngày 17/8/1926, nguyên quán huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây. Ông được kết nạp vào đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1946 khi còn là sinh viên Đại học Giao thông Thượng Hải.

Tốt nghiệp kỹ sư điện năm 1947, ông làm việc trong các nhà máy ôtô và viện nghiên cứu, trước khi được bầu làm chủ tịch thành phố Thượng Hải năm 1985 và sau đó là bí thư thành ủy.

jiangzemin-sovietunion-88dc1baf786d7668486dbcbe16c43dcd498ae8d5-1669802745.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zzy2VZjHQlLfvvEPnTrxXA

Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân bắt tay Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev (phải) ngày 16/5/1991 ở Moskva.

Ông Giang Trạch Dân biết nhiều thứ tiếng, gồm Rumani, tiếng Nga và tiếng Anh. Trước khi tham gia chính trị, ông từng được cử sang công tác tại Nhà máy ôtô Stalin ở Moskva những năm 1950 và học tiếng Nga trong thời gian này.

Là bí thư Thượng Hải, ông được bầu vào Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1982 và trở thành ủy viên Bộ Chính trị 5 năm sau đó.

Năm 1989, ông được bầu làm tổng bí thư, thay thế người tiền nhiệm Triệu Tử Dương, và được chọn làm người kế nhiệm lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.

Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân bắt tay Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev (phải) ngày 16/5/1991 ở Moskva.

Ông Giang Trạch Dân biết nhiều thứ tiếng, gồm Rumani, tiếng Nga và tiếng Anh. Trước khi tham gia chính trị, ông từng được cử sang công tác tại Nhà máy ôtô Stalin ở Moskva những năm 1950 và học tiếng Nga trong thời gian này.

Là bí thư Thượng Hải, ông được bầu vào Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1982 và trở thành ủy viên Bộ Chính trị 5 năm sau đó.

Năm 1989, ông được bầu làm tổng bí thư, thay thế người tiền nhiệm Triệu Tử Dương, và được chọn làm người kế nhiệm lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.

gettyimages-1243719756-custom-44-1669802263.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PTmjFM4v_eqOa3t_q-Zk4g

Tổng bí thư Giang Trạch Dân đọc diễn văn khai mạc đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 tại Bắc Kinh, ngày 12/10/1992.

Ông Giang Trạch Dân là lãnh đạo nòng cốt trong thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Trung Quốc, kéo dài từ năm 1992 đến 2003, được coi là giai đoạn bùng nổ của kinh tế Trung Quốc với học thuyết "Ba đại diện".

Tổng bí thư Giang Trạch Dân đọc diễn văn khai mạc đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 tại Bắc Kinh, ngày 12/10/1992.

Ông Giang Trạch Dân là lãnh đạo nòng cốt trong thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Trung Quốc, kéo dài từ năm 1992 đến 2003, được coi là giai đoạn bùng nổ của kinh tế Trung Quốc với học thuyết "Ba đại diện".

00jiang-wife-superJumbo-1669800410.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cGjHT9Gv1l8EdbdENWEluw

Ông Giang Trạch Dân đứng cạnh vợ, bà Vương Dã Bình, năm 1992 trên núi Ngọc Tuyền, phía tây Di Hòa Viên, ở Bắc Kinh.

Ông kết hôn với bà Vương năm 1951, có hai con trai, gồm Giang Miên Hằng, người trở thành một kỹ sư điện, chủ tịch một viện nghiên cứu khoa học, và Giang Miên Khang, người cũng làm kỹ sư và sau đó là quan chức chính phủ.

Ông Giang Trạch Dân đứng cạnh vợ, bà Vương Dã Bình, năm 1992 trên núi Ngọc Tuyền, phía tây Di Hòa Viên, ở Bắc Kinh.

Ông kết hôn với bà Vương năm 1951, có hai con trai, gồm Giang Miên Hằng, người trở thành một kỹ sư điện, chủ tịch một viện nghiên cứu khoa học, và Giang Miên Khang, người cũng làm kỹ sư và sau đó là quan chức chính phủ.

221113045243-03-china-jiang-zemi-1669800424.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=bYZJrmDqvJed5I4m_q1Enw

Ông Giang Trạch Dân bắt tay Thái tử Anh Charles trong lễ bàn giao Hong Kong trở về với Trung Quốc ngày 1/7/1997.

Việc Anh trao trả Hong Kong được ông Giang Trạch Dân coi một trong những thành tựu đáng tự hào nhất trong sự nghiệp của mình.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông Giang Trạch Dân cũng thúc đẩy các chính sách kinh tế, chính trị quan trọng, giúp nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ và phá vỡ thế cô lập của đất nước.

Ông Giang Trạch Dân bắt tay Thái tử Anh Charles trong lễ bàn giao Hong Kong trở về với Trung Quốc ngày 1/7/1997.

Việc Anh trao trả Hong Kong được ông Giang Trạch Dân coi một trong những thành tựu đáng tự hào nhất trong sự nghiệp của mình.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông Giang Trạch Dân cũng thúc đẩy các chính sách kinh tế, chính trị quan trọng, giúp nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ và phá vỡ thế cô lập của đất nước.

image-1669801781.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WuEpJ-0e305Og-6LfEgFrg

Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân hát một điệu Kinh kịch tại Los Angeles, ngày 2/11/1997, ngày cuối trong chuyến công du "phá băng" tới Mỹ.

"Chúng ta nên đi theo xu thế thời đại, đáp ứng nguyện vọng của người dân và tiếp tục tiến tới việc thiết lập cũng như phát triển quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng", ông nói với tổng thống Mỹ Bill Clinton bằng tiếng Anh trong chuyến thăm.

Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân hát một điệu Kinh kịch tại Los Angeles, ngày 2/11/1997, ngày cuối trong chuyến công du "phá băng" tới Mỹ.

"Chúng ta nên đi theo xu thế thời đại, đáp ứng nguyện vọng của người dân và tiếp tục tiến tới việc thiết lập cũng như phát triển quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng", ông nói với tổng thống Mỹ Bill Clinton bằng tiếng Anh trong chuyến thăm.

09Jiang1-superJumbo-1669800419.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WMTURE2st9FjknTmkAW1Wg

Ông Giang Trạch Dân duyệt đội hình Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong ngày 2/7/1998.

Ông Giang Trạch Dân duyệt đội hình Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong ngày 2/7/1998.

merlin-118888814-6fe84fea-4338-4-1669800402.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yGNs_AuXiEXdR-c63an17Q

Ông Giang trong lễ đón Tổng thống Mỹ Bill Clinton ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1998.

Khi họp báo chung với tổng thống Mỹ Clinton trong chuyến thăm, ông Giang đã cho phép phát trực tiếp sự kiện trên truyền hình Trung Quốc.

Ông Giang trong lễ đón Tổng thống Mỹ Bill Clinton ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1998.

Khi họp báo chung với tổng thống Mỹ Clinton trong chuyến thăm, ông Giang đã cho phép phát trực tiếp sự kiện trên truyền hình Trung Quốc.

221113044734-01-china-jiang-zemi-1669800413.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nypdGBI-8EoYZjFD81kcMA

Ông Giang Trạch Dân trong cuộc họp với các giám đốc điều hành tại Hong Kong, ngày 8/5/2001.

Dưới thời ông, Trung Quốc đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 để tăng tiếp cận với thị trường toàn cầu cũng như đảm bảo các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc sau đó tăng trưởng vượt bậc và đất nước bắt đầu sản sinh những triệu phú, rồi tỷ phú đầu tiên. Ông cũng đưa ra học thuyết "Ba đại diện" nổi tiếng, tạo nền tảng hình thành nên Trung Quốc hiện đại.

Ông Giang Trạch Dân trong cuộc họp với các giám đốc điều hành tại Hong Kong, ngày 8/5/2001.

Dưới thời ông, Trung Quốc đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 để tăng tiếp cận với thị trường toàn cầu cũng như đảm bảo các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc sau đó tăng trưởng vượt bậc và đất nước bắt đầu sản sinh những triệu phú, rồi tỷ phú đầu tiên. Ông cũng đưa ra học thuyết "Ba đại diện" nổi tiếng, tạo nền tảng hình thành nên Trung Quốc hiện đại.

09Jiang5-superJumbo-1669800416.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qgRmfdKF1Z_TFGRlszTFsQ

Ông Giang Trạch Dân đứng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại duyệt binh ở quảng trường Thiên An Môn năm 2015.

Ông nghỉ hưu vào năm 2002, trao lại quyền lực cho người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.

Ông Giang Trạch Dân đứng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại duyệt binh ở quảng trường Thiên An Môn năm 2015.

Ông nghỉ hưu vào năm 2002, trao lại quyền lực cho người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.

221113044936-02-china-jiang-zemi-1669800428.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UJMqgyDfKRaS0UhJkEYxmA

Ông Giang Trạch Dân trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình trong Đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh ngày 24/10/2017.

Tại Đại hội 20 diễn ra hồi tháng 10, ông Giang không tham dự dù có tên trong ban thường vụ đoàn chủ tịch, cơ quan giám sát đại hội.

Lần gần đây nhất ông xuất hiện trước công chúng là vào tháng 10/2019, khi cùng các cựu lãnh đạo khác chứng kiến lễ duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn, kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh Trung Quốc.

Ông Giang Trạch Dân trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình trong Đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh ngày 24/10/2017.

Tại Đại hội 20 diễn ra hồi tháng 10, ông Giang không tham dự dù có tên trong ban thường vụ đoàn chủ tịch, cơ quan giám sát đại hội.

Lần gần đây nhất ông xuất hiện trước công chúng là vào tháng 10/2019, khi cùng các cựu lãnh đạo khác chứng kiến lễ duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn, kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh Trung Quốc.

merlin-190061967-997b2fc4-9418-4-1669800406.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CMrb9lYyRbOjGXk8EHlyIw

Hình ảnh ông Giang Trạch Dân trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc tại sân vận động quốc gia Tổ chim ở Bắc Kinh ngày 28/6/2021.

Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân hôm nay qua đời tại thành phố Thượng Hải, hưởng thọ 96 tuổi. Theo Xinhua, ông mắc bệnh bạch cầu và suy đa tạng, dù được tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi.

Hình ảnh ông Giang Trạch Dân trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc tại sân vận động quốc gia Tổ chim ở Bắc Kinh ngày 28/6/2021.

Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân hôm nay qua đời tại thành phố Thượng Hải, hưởng thọ 96 tuổi. Theo Xinhua, ông mắc bệnh bạch cầu và suy đa tạng, dù được tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi.

Ảnh: Reuters, AFP, Xinhua, AP

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022