Hành khách đeo khẩu trang, mang hành lý tới ga tàu Thượng Hải ngày 17/1 để đón chuyến tàu về quê ăn Tết.
"Xuân vận", đợt di cư mùa xuân lớn nhất thế giới khi hàng chục triệu người Trung Quốc về quê ăn Tết, bắt đầu từ 7/1 và kéo dài tới ngày 15/2. Bộ Giao thông Trung Quốc ước tính ngành vận tải nước này sẽ phục vụ gần 2,1 tỷ chuyến đi trong dịp Tết năm nay, tăng 99,5% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 70,3% so với năm 2019, trước khi Covid-19 bùng phát.
Hành khách đeo khẩu trang, mang hành lý tới ga tàu Thượng Hải ngày 17/1 để đón chuyến tàu về quê ăn Tết.
"Xuân vận", đợt di cư mùa xuân lớn nhất thế giới khi hàng chục triệu người Trung Quốc về quê ăn Tết, bắt đầu từ 7/1 và kéo dài tới ngày 15/2. Bộ Giao thông Trung Quốc ước tính ngành vận tải nước này sẽ phục vụ gần 2,1 tỷ chuyến đi trong dịp Tết năm nay, tăng 99,5% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 70,3% so với năm 2019, trước khi Covid-19 bùng phát.
Một người đàn ông vác bao tải kẹo về làm quà ở ga tàu Thượng Hải.
Giới chức Trung Quốc cho hay từ 7/1 đến 18/1, khoảng 480 triệu người đã về quê ăn Tết bằng các loại hình giao thông khác nhau
Một người đàn ông vác bao tải kẹo về làm quà ở ga tàu Thượng Hải.
Giới chức Trung Quốc cho hay từ 7/1 đến 18/1, khoảng 480 triệu người đã về quê ăn Tết bằng các loại hình giao thông khác nhau
Các nhà ga ở những thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu luôn nườm nượp người đi lại. Nhiều người bày tỏ niềm vui khi lần đầu được về quê sau ba năm đại dịch.
"Bây giờ tôi không quan tâm đến dịch bệnh nữa", cô Trần, người làm việc tại Thượng Hải, nói khi chuẩn bị lên tàu về thành phố Ôn Châu hôm 19/1. "Năm ngoái tôi rất cẩn thận, nhưng năm nay tôi cảm thấy mình đã dũng cảm hơn".
Các nhà ga ở những thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu luôn nườm nượp người đi lại. Nhiều người bày tỏ niềm vui khi lần đầu được về quê sau ba năm đại dịch.
"Bây giờ tôi không quan tâm đến dịch bệnh nữa", cô Trần, người làm việc tại Thượng Hải, nói khi chuẩn bị lên tàu về thành phố Ôn Châu hôm 19/1. "Năm ngoái tôi rất cẩn thận, nhưng năm nay tôi cảm thấy mình đã dũng cảm hơn".
Một gia đình lên đường về quê tại ga tàu Bắc Thanh Đảo, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
"Tôi không về nhà đã ba năm rồi", một hành khách họ Nhậm cho biết. "Vì Covid-19 nên lương tôi giảm đi nhiều, có lúc không được đi làm. Giờ đây tôi chỉ muốn ở cạnh người nhà, không quan tâm kiếm được tiền hay không nữa".
Một gia đình lên đường về quê tại ga tàu Bắc Thanh Đảo, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
"Tôi không về nhà đã ba năm rồi", một hành khách họ Nhậm cho biết. "Vì Covid-19 nên lương tôi giảm đi nhiều, có lúc không được đi làm. Giờ đây tôi chỉ muốn ở cạnh người nhà, không quan tâm kiếm được tiền hay không nữa".
Người phụ nữ ngồi cạnh hành lý và túi quà Tết trong lúc chờ tàu ở ga Bắc Thanh Đảo.
"Tôi chỉ muốn về gặp người thân. Chắc chắn khi về tới nhà, tôi sẽ ôm bố mẹ thật chặt", một hành khách bày tỏ.
Người phụ nữ ngồi cạnh hành lý và túi quà Tết trong lúc chờ tàu ở ga Bắc Thanh Đảo.
"Tôi chỉ muốn về gặp người thân. Chắc chắn khi về tới nhà, tôi sẽ ôm bố mẹ thật chặt", một hành khách bày tỏ.
Hành khách chờ tàu tại ga Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.
Đợt Xuân vận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang hứng chịu làn sóng Covid-19 bùng phát sau khi nới hạn chế. Chủ tịch Trung Quốc ngày 18/1 bày tỏ lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch ở vùng nông thôn, khi người dân ở thành phố trở về quê ăn Tết.
Hành khách chờ tàu tại ga Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.
Đợt Xuân vận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang hứng chịu làn sóng Covid-19 bùng phát sau khi nới hạn chế. Chủ tịch Trung Quốc ngày 18/1 bày tỏ lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch ở vùng nông thôn, khi người dân ở thành phố trở về quê ăn Tết.
Người dân xếp hàng chờ qua cổng soát vé ở ga Quảng Châu.
"Chúng tôi lo ngại virus sẽ dễ lây lan hơn trong đợt cao điểm về quê ăn Tết này", một hành khách nói. "Một số người mặc trang phục bảo hộ lên tàu, do lo ngại lây virus cho người thân".
Người dân xếp hàng chờ qua cổng soát vé ở ga Quảng Châu.
"Chúng tôi lo ngại virus sẽ dễ lây lan hơn trong đợt cao điểm về quê ăn Tết này", một hành khách nói. "Một số người mặc trang phục bảo hộ lên tàu, do lo ngại lây virus cho người thân".
Hành khách xếp hàng qua cổng soát vé ga Quảng Châu. Người đi tàu được yêu cầu đeo khẩu trang, nhưng không phải xuất trình mã y tế hay kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 như trước đây.
Hành khách xếp hàng qua cổng soát vé ga Quảng Châu. Người đi tàu được yêu cầu đeo khẩu trang, nhưng không phải xuất trình mã y tế hay kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 như trước đây.
Người dân Trung Quốc mang theo hành lý trên chuyến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh.
Sau khi nới hạn chế, ca nhiễm Covid-19 đã tăng mạnh tại nhiều địa phương Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc ngày 14/1 cho biết nước này ghi nhận gần 60.000 trường hợp tử vong liên quan Covid-19 trong vòng hơn một tháng.
Người dân Trung Quốc mang theo hành lý trên chuyến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh.
Sau khi nới hạn chế, ca nhiễm Covid-19 đã tăng mạnh tại nhiều địa phương Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc ngày 14/1 cho biết nước này ghi nhận gần 60.000 trường hợp tử vong liên quan Covid-19 trong vòng hơn một tháng.
Hành khách tại sân bay Đại Hưng, Bắc Kinh.
Chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu giới chức các định phương tăng cường nỗ lực để cải thiện chăm sóc y tế cho những người dễ bị tổn thương bởi Covid-19 ở vùng nông thôn. Theo ông, "việc kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã bước sang giai đoạn mới" và Trung Quốc "vẫn trong giai đoạn cần nhiều nỗ lực".
Hành khách tại sân bay Đại Hưng, Bắc Kinh.
Chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu giới chức các định phương tăng cường nỗ lực để cải thiện chăm sóc y tế cho những người dễ bị tổn thương bởi Covid-19 ở vùng nông thôn. Theo ông, "việc kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã bước sang giai đoạn mới" và Trung Quốc "vẫn trong giai đoạn cần nhiều nỗ lực".
Ảnh: AFP