anaconda-2-17319891514391955795261-1732063160438-1732063160557328401192.png

Trăn Anaconda hay trăn Nam Mỹ (chi Eunectes) là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới, có thể dài tới 9 mét, chiều dài ngang ngửa trăn gấm (Python reticulatus) và nặng tới 250 kg.

Vì môi trường sống ưa thích của chúng là đầm lầy, các cánh rừng rậm ẩm ướt nên việc con người xuất hiện tại đây thường xuyên đụng độ sinh vật khổng lồ này là chuyện bình thường.

Tại khu vực rừng rậm nhiệt đới Amazon ở Brazil, đội công nhân nước này đang tiến hành xây dựng một con đường mới nhằm phục vụ cho giao thông thuận tiện hơn. Tuy nhiên, vì địa hình khó khăn cộng với việc vận chuyển vật liệu đến địa điểm là một thách thức to lớn do thiếu xe tải; cùng những nguy hiểm liên tục của rừng nhiệt đới cũng góp phần làm chậm tiến độ xây dựng.

anaconda-4-1731985653077390371083-1731989139703-17319891416682126403752-1732063161065-17320631612221159058323.png

Một ngày, khi đội công nhân đang dùng máy xúc cào đường, một người trong số họ bất ngờ nhìn thấy con trăn khổng lồ trườn ra từ bụi cây. Trước mắt họ là một con trăn Anaconda. Không giống như bất cứ con trăn nào, con Anaconda này là con lớn nhất mà họ từng thấy!

 'Khối u' kỳ dị đó là gì? 

Chưa hết sợ hãi vì sinh vật to lớn bậc nhất hành tinh này, họ đã nhanh chóng cảm thấy điểm bất thường trên người con trăn: Một khối u khổng lồ.

Thực chất, Anaconda là loài khá nhút nhát và tránh người, nên việc nhìn thấy con người thường chúng sẽ di chuyển nhanh để lẩn trốn. Nhưng con trăn này thì không. Nó bò rất chậm. Đôi lúc lại há miệng ra phòng thủ.

anaconda-17319856527371997960406-1731989143193-17319891475091183503076-1732063161718-17320631617921413942294.png

Vì hiểu việc xây dựng đường ở khu vực này sớm muộn gì cũng sẽ đụng độ những sinh vật trong rừng nên một trong số họ biết rằng con trăn này đang gặp vấn đề. Có thể nó trườn ra để cầu cứu.

Một người công nhân tiến đến tiếp cận con trăn bất chấp những lời ngăn cản của những người cùng đội. Lạ thay, con trăn có vẻ như vì quá đau đơn vì khối u nên nó nằm im tưởng như bất động.

anaconda-6-17319887513221278592397-1731989153902-1731989154740655356192-1732063162170-1732063162256954846509.png

Ngay lập tức, đội công nhân liên lạc với bác sĩ thú y của địa phương. Khi một bác sĩ thú y mổ con vật ra để tìm ra nguyên nhân gây ra khối u, không ai có thể tin vào những gì họ nhìn thấy.

Khi đến hiện trường, vị bác sĩ thú y đã nói rằng con trăn rất có thể đang mang thai, và có lẽ đang chuẩn bị đẻ con ở giữa con đường mới đào. Để xác nhận nghi ngờ này, bác sĩ thú y đã giao cho những người công nhân một nhiệm vụ nguy hiểm đó là di chuyển con trăn để bác sĩ thăm khám khối u.

Lúc sau, vị bác sĩ quyết định con trăn Anaconda này cần được phẫu thuật ngay lập tức vì có một vật mắc kẹt ở lối vào dạ dày của nó. Vật mắc kẹt này là thứ mà con trăn đã nuốt vào và không thể bị hệ tiêu hóa phân hủy.

Vị bác sĩ tạm thời tiêm một liều thuốc mê cho con trăn và nhờ đội công nhân đưa con trăn đến chỗ bằng phẳng hơn.

Đây không phải là lần đầu tiên người này thực hiện một thủ thuật như thế này, nhưng ông ấy vẫn rất lo lắng vì tình cảnh hiện giờ vị bác sĩ thú ý không ở trong phòng khám mà ở giữa rừng rậm. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra ở đây.

Với sự chính xác và cẩn thận tối đa, bác sĩ thú y đã mổ con trăn và lấy ra "khối u" khổng lồ. Khi nhìn vào, ai nấy đều không tin vào mắt mình. Đó là một chiếc thùng đựng đá bằng nhựa!

anaconda-5-1731988424070765533425-1731989157306-17319891576181710628252-1732063162793-1732063162884482693750.png

Khi vị bác sĩ đang bối rối không hiểu vì sao con trăn lại nuốt vật thể này vào bụng thì đội công nhân đã hiểu ra vấn đề.

Thùng đựng đá này là nơi họ cho đá lạnh vào để bảo quản hầu hết những loại thực phẩm dễ hỏng. Vì đường xá đi lại khó khăn và xa xôi nên họ đã cất thịt vào thùng nhựa này. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng đã khiến thịt ôi hỏng, bốc mùi.

Rất có thể con trăn Anaconda đã ngửi được mùi thịt và tưởng đó là xác động vật nên đã nuốt trọn thứ này.

Sau khi lấy được thùng đựng đá ra, bác sĩ thú y nhanh chóng khâu lại vết rạch cho con trăn và hi vọng nó có thể sống sót qua tình huống này. Sau khi hết thuốc mê, con trăn bắt đầu cựa mình và trườn chậm rãi về phía rừng rậm.

Với nỗ lực bảo tồn loài trăn Anaconda, vị bác sĩ đã cấy chip theo dõi cực nhỏ vào người con trăn để đảm bảo rằng nó hoàn toàn sống sót sau tai nạn này.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), tại Nam Mỹ có 4 loài trăn Anaconda được phân loại do loài này có khả năng bị đe dọa. Nguyên nhân là vì một số khu vực trong phạm vi phân bố của chúng đang bị mất môi trường sống (do con người canh tác nông nghiệp khiến môi trường sống đất ngập nước ngày càng cạn kiệt); và do bị săn bắn.

Tham khảo: Bách khoa toàn thư tiếng Anh Britannica, Happyinshape

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022