Được khởi công xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành năm 2017, ngay khi ra mắt, hệ thống giao lộ Hoàng Giác Loan ở Trùng Khánh, Trung Quốc đã khiến một số cư dân mạng nước này hoài nghi về việc các tài xế có thể dễ dàng đi lạc vì hàng loạt làn đường đan cài vào nhau. Báo Anh Dailymail còn đặt câu hỏi liệu đây có phải hệ thống giao lộ "phức tạp nhất thế giới" hay không.

Cận cảnh hệ thống giao lộ "phức tạp nhất thế giới" ở Trung Quốc. (Nguồn: Daily Mail)

Hệ thống giao lộ 5 tầng, 20 dốc rẽ lên xuống, tỏa ra theo 8 hướng khác nhau, bao gồm đường cao tốc nối trung tâm thành phố với sân bay quốc tế Giang Bắc, với tổng chiều dài 16.414 mét.

Làn đường cao nhất hệ thống có độ cao 37 mét so với mặt đất. Công trình được xây dựng để liên kết trung tâm thành phố, sân bay và đường cao tốc, với mỗi đoạn đường dốc dẫn đến một khu vực khác nhau.

getty-12115083-1677115717789-1677115718296509633718.png

(Ảnh: Getty)

Một quan chức phụ trách xây dựng nói trên South China Morning Post (SCMP) vào năm 2017 rằng thiết kế nút giao thông này dựa trên địa hình phức tạp của Trùng Khánh. Theo Wired, để có "view" đẹp nhất của công trình, có thể đứng trên các tòa nhà ở những ngọn đồi gần đó.

Việc xây dựng nút giao thông này bắt đầu vào tháng 9 năm 2009, với phần xây dựng chính được hoàn thành vào năm 2017. Các công trình nhỏ và một số đường dốc đã được hoàn thành vào cuối năm đó.

40fdf22d00000578-4562226-thehuangjuewanoverpasscontainingmorethan20rampsisthemo-a-361496324027044-09570302-1677115720896-16771157211221443499509.jpg

Công trình cầu vượt Hoàng Giác Loan, có hơn 20 dốc lên xuống, là cầu vượt phức tạp nhất ở Trùng Khánh, Trung Quốc.

40fdf22100000578-4562226-likeamazedespitethefacttheoverpasshasbeencompletedit-a-351496320153157-10135408-1677115723537-1677115723677370646710.jpg

Công trình hoàn thành năm 2017 và được mở thông xe vào năm 2018.

Dù trông có vẻ phức tạp, một quan chức phụ trách dự án nói với các phóng viên rằng người đi đường có thể dễ dàng tìm đường bằng cách sử dụng các biển báo. Ông nói: "Dù đi nhầm đường thì cũng chỉ cần đi thêm khoảng một cây số (km), thậm chí năm sáu trăm mét là có phương án sửa sai".

Ngoài ra, theo quan chức này, một số thiết bị định vị vệ tinh đã được thử nghiệm thành công trên các nút giao thông của cầu vượt.

Người dùng mạng Trung Quốc đã chia sẻ ý kiến về hệ thống cầu. Một số người cho rằng công trình "hoa hết cả mắt", nhưng cũng có người cảm thấy tự hào.

40fdf21900000578-0-image-a-171496313052297-11354459-1677115726106-16771157261971125946435.jpg

Lái xe được cho là có thể dễ dàng tìm đường trên hệ thống cầu nhờ các biển báo.

cau-vuot-trung-khanh1-11390342-1677115728627-16771157293381718698488.jpeg

Hình ảnh cầu vào tháng 2/2022.

Ngoài cầu vượt ở Trùng Khánh, các thành phố Trung Quốc cũng có một số hệ thống cầu vượt phức tạp tương tự như cầu vượt ở Quý Dương, Quý Châu, được nhiều cư dân mạng Trung Quốc gọi là "tàu lượn siêu tốc".

Công trình hoàn thành cuối năm 2016, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông cục bộ, bao gồm 11 dốc lên xuống, 5 tầng, độ cao dốc lớn nhất là 55 mét.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022