"Khuôn mặt của bạn có thể sẽ chuyển từ tròn sang hình dạng tự nhiên hơn. Bất kỳ tình trạng sưng tấy hoặc tích tụ chất lỏng nào quanh mắt cũng sẽ giảm đi. Ngoài ra, việc loại bỏ đường còn giúp ruột khỏe mạnh hơn bằng cách phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh", bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tốt nghiệp Đại học Harvard, đang làm việc tại California, Mỹ nói.

Ông cũng khẳng định sự thay đổi nhỏ này còn hiệu quả trong việc giảm mỡ nội tạng và cải thiện làn da sáng, khỏe đẹp hơn: "Nếu bạn bị mụn trứng cá hoặc đốm đỏ, làn da sẽ cải thiện và trông sáng hơn".

download-2025-07-14T151608-300-5514-2418-1752482042.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ry6W2SIYQ2YygApRheV_uQ

Saurabh Sethi tốt nghiệp y khoa tại All India Institute of Medical Sciences (AIIMS), một trong những trường y hàng đầu tại Ấn Độ. Ông hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y tế Công cộng (MPH) tại Đại học Texas, thực hiện chương trình nội trú và nghiên cứu tại Harvard Medical School, nơi ông nhận được giải thưởng 'Excellence in Tutoring', hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu về nội soi can thiệp tại Đại học Stanford.

Tiến sĩ Saurabh Sethi cũng chỉ ra việc cắt giảm đồ ngọt trong chế độ ăn còn giúp "giảm đáng kể" nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Những lợi ích khác là tâm trạng ổn định hơn, chất lượng giấc ngủ được cải thiện, ít axit trong miệng hơn, từ đó giảm nguy cơ sâu răng và giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Riêng đối với làn da, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đường có thể làm da lão hóa và gây mụn trứng cá, vết thâm. Các chuyên gia tại Olay giải thích rằng lượng đường dư thừa trong máu có thể là nguyên nhân của hiện tượng glycation - phản ứng hóa học tự nhiên xảy ra khi lượng đường trong máu tăng đột biến, vượt quá khả năng xử lý của insulin.

Glycation được chứng minh có ảnh hưởng đến kết cấu collagen và elastin. Khi hai loại protein này liên kết với đường, chúng sẽ yếu đi, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa: da khô hơn, kém đàn hồi, nhăn nheo, chảy xệ và trông xỉn màu.

download-2025-07-14T152222-173-2000-8307-1752482042.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8YNzTd2EawkMFZ8xKBm9ug

Thói quen ăn, uống nhiều đường ngọt không chỉ khiến bạn nạp lượng lớn calo vào cơ thể, gây tăng cân, tích mỡ mà còn gia tăng tình trạng viêm, phá hỏng kết cấu collagen, khiến da nhanh xuất hiện dấu hiệu lão hóa hơn.

Tiêu thụ nhiều đường có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến, tăng nồng độ insulin. Nồng độ insulin cao có thể làm tăng sản xuất dầu trên da, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mụn và mụn trứng cá. Lượng đường cao cũng có thể gây viêm, khiến mụn trứng cá và các tình trạng da khác trở nên trầm trọng hơn.

Rất khó để cắt bỏ hoàn toàn đường trong chế độ ăn hàng ngày vì chúng tồn tại dưới nhiều dạng, song có thể giảm những nguồn đường kém lý tưởng nhất, chủ yếu đến từ thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống. NHS gợi ý các cách sau để giảm lượng đường tiêu thụ từ thực phẩm và đồ uống.

Giảm lượng đường trong đồ uống

Thay vì nước ngọt có gas hoặc nước ép trái cây nhiều đường, hãy chọn nước lọc, sữa ít béo, hoặc đồ uống không đường. Dù lượng đường trong sữa nguyên kem và sữa ít béo như nhau, việc chọn sữa ít béo sẽ giúp giảm lượng chất béo bão hòa bạn nạp vào cơ thể.

Ngay cả nước ép trái cây và sinh tố không đường cũng vẫn chứa đường, vì vậy hãy giới hạn lượng đường bạn uống không quá 150 ml mỗi ngày.

download-2025-07-14T152754-002-9752-4740-1752482042.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=j61SathsNefxmEm_Pk9m1w

Giảm tần suất tiêu thụ các loại thức uống như trà sữa, nước ngọt có gas, trà đóng chai... góp phần giảm đáng kể lượng đường đưa vào cơ thể.

Giảm lượng đường trong thực phẩm

Thay vì phết các loại mứt lên bánh mì, hãy thay thế bằng các loại trái cây tươi cắt lát như chuối, bơ, dâu tây... Tạo thói quen kiểm tra nhãn dinh dưỡng để chọn thực phẩm có ít đường bổ sung hoặc ưu tiên chọn loại ít đường hơn. Nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt thay vì tiêu thụ loại đã qua tinh chế. Bên cạnh đó, thói quen ăn nhiều chất xơ từ đầu bữa cũng góp phần ức chế việc hấp thụ đường vào máu, giúp ổn định đường huyết.

Duk Sun (Theo The Sun)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022