Đại diện Việt Tiến chia sẻ, đơn vị đặt mục tiêu không ngừng đột phá về chất liệu trong suốt gần 50 năm phát triển. Thương hiệu cũng quan tâm sâu sắc và cập nhật nhanh các xu thế về thời trang xanh.

Từ định hướng này, Việt Tiến mang đến những câu chuyện nhân văn nhằm thúc đẩy lối sống bền vững của người tiêu dùng. Nhãn hàng muốn giúp khách hàng đến gần với thời trang bền vững qua việc lựa chọn và sử dụng các dòng chất liệu xanh, phản ánh "phẩm chất và bản lĩnh của người đàn ông hiện đại".

image001-2244-1724398898.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2Z10P09Ny2yYK7Xs7VDfRA

MC Thanh Tùng diện sơ mi 100% cotton từ thương hiệu Viettien. Ảnh: Việt Tiến

"Chất liệu xanh không đơn thuần là xu thế, mà còn là linh hồn của bộ trang phục, giúp phái mạnh có thể kết nối với chính mình, khẳng định gu thẩm mỹ và phong cách thời trang", vị đại diện nói thêm.

Bên cạnh đó, Việt Tiến ra mắt nhiều dòng chất liệu gần gũi với thiên nhiên, phân phối rộng rãi tại các hệ thống cửa hàng, đại lý nhằm tăng cường nhận thức về lĩnh vực này. Từ đó, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời, được khuyến khích tiêu dùng thông minh, đảm bảo tính bền vững trong các lựa chọn thời trang.

Xuyên suốt hành trình xây dựng phong cách và nỗ lực thúc đẩy thông điệp xanh, Việt Tiến sử dụng nhiều loại chất liệu vải thân thiện với môi trường, được làm từ từ hoa hồng (sợi hoa hồng), sen (sợi sen), tre (sợi tre), cotton (sợi bông), linen (sợi đay)...

Trong đó, vải hoa hồng (sợi hoa hồng) được sản xuất từ những cánh hoa nghiền thành bột. Loại vải này mềm mại, ít nhăn, thấm hút nhanh, thoáng mát, khử mùi. Sợi sen cấu tạo nên từ quá trình tích hợp của bột hạt sen và bột lá sen. Nhờ cấu trúc sợi rỗng, bộ sưu tập vải sợi sen của Việt Tiến có khả năng hút ẩm, thoáng khí, kháng khuẩn, dễ ủi, giúp cân bằng độ ẩm,. Loại sợi vải tre ứng dụng công nghệ sinh học được chiết xuất từ cây tre, đảm bảo sự thoải mái, dễ chịu, hút ẩm cao và giữ được sự chỉn chu qua nhiều lần giặt cho người dùng.

Trong khi đó, cotton được tạo nên từ những sợi bông mềm mịn. Theo ghi nhận của Việt Tiến, bộ sưu tập vải này luôn nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng khắp cả nước bởi sự dịu nhẹ trên da, mềm mại, ít nhăn, kháng khuẩn và khử mùi tốt. Ngoài ra, với độ mềm mịn và thoáng khí, vải linen của thương hiệu mang lại cho người mặc sự thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới quanh năm ở Việt Nam...

image003-4679-1724398898.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JcsuMKQH70numnMF2-fxLg

Diễn viên Đình Tú mặc sản phẩm trong bộ sưu tập sơ mi hoa hồa Viettien. Ảnh: Việt Tiến

Bên cạnh đó, Việt Tiến ưu tiên giá trị cảm nhận cùng những thiết kế tôn vinh hình ảnh lịch lãm của người tiêu dùng. Thương hiệu muốn tạo ra những sản phẩm cao cấp, có nét đặc trưng riêng, phù hợp với phong cách thời trang hiện đại, song song với chiến lược giá đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Sản phẩm của thương hiệu Việt Tiến được giới thiệu đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Do đó, giá thành của từng mẫu mã đều có sự phân chia dựa trên chất lượng vải, đường may và trải nghiệm mặc. Công ty đã đặt mục tiêu đa dạng mức giá để mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.

"Các phân khúc giá sản phẩm Việt Tiến trên thị trường Việt Nam từ tầm trung đến cao cấp để thỏa mãn nhu cầu khách hàng", đại diện công ty khẳng định.

image005-3275-1724398898.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rq-a0zerff9CN_P9RWUBYQ

MC Thanh Tùng diện sơ mi bamboo (sợi tre) Viettien. Ảnh: Việt Tiến

Công ty cũng chú trọng đến phát triển hàng ODM (Nhà sản xuất thiết kế ban đầu) và OBM (Sản xuất dưới thương hiệu gốc). Trên cơ sở đó trung tâm Dương Long R&D là một trung tâm khác biệt, giúp xây dựng giải pháp từ công nghệ in và liên doanh sản xuất vải, phục vụ tầm nhìn tương lai của Việt Tiến.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục ra mắt nhiều sản phẩm với chất liệu tự nhiên có tính năng đột phá để mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng hơn. Đây là tôn chỉ Việt Tiến chưa bao giờ đi lệch hướng sau nhiều năm bước vào hành trình bền vững", đại diện ban lãnh đạo công ty nhấn mạnh.

Nhật Lệ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022