Hội nghị của Thường trực Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Tham dự có các lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành và các doanh nghiệp: Vingroup, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sun Group, T&T, Geleximco, Minh Phú, Masan, Sovico, Tập đoàn TH, Cơ điện lạnh REE.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều đề xuất đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Trong đó, Tập đoàn Masan kiến nghị giải pháp để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của các mặt hàng thực phẩm Việt Nam.

Ong-Nguyen-Thieu-Nam-Pho-Tong-8320-6881-1726922327.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7E5sL2owEaSaSLxENoDHbg

Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Masan tại hội nghị. Ảnh: Masan

Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Masan đề xuất Chính phủ xem xét ban hành lộ trình và kế hoạch để thúc đẩy chiến lược vươn ra toàn cầu của ẩm thực Việt Nam, xây dựng hình ảnh thương hiệu ẩm thực quốc gia, tạo nên những đại sứ ẩm thực Việt Nam. "Đây cũng là một hình thức ngoại giao văn hóa, đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam ngang tầm quốc tế và khu vực. Là một doanh nghiệp hàng tiêu dùng, Masan sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ thực hiện chiến lược mang ẩm thực Việt ra thế giới", ông Nam nói.

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Masan đề xuất Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương có thêm những đề án xây dựng cổng thông tin cẩm nang, tài liệu về các tiêu chuẩn kỹ thuật xúc tiến thương mại tại các nước trên thế giới, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. "Động thái này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài, không chỉ ẩm thực, mà còn các loại hàng hóa khác, có thể dễ dàng tham khảo và tiếp cận một cách nhanh chóng", đại diện tập đoàn này cho hay.

Quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới là một trong những trọng tâm mà Masan đã đưa vào trong chiến lược của tập đoàn. Để tiếp cận được 8 tỷ người trên toàn cầu, Masan đã xây dựng thành công 5 thương hiệu mạnh, có doanh thu hàng năm 150-250 triệu USD gồm: Kokomi, Omachi, Chin-Su, Nam Ngư và Wakeup-247.

Hành trình "Go Global" của doanh nghiệp này đã gặt hái nhiều thành tựu. Đầu năm nay, tương ớt Chin-Su vượt qua hàng trăm thương hiệu tương ớt ở Hàn Quốc, đạt top 1 sản phẩm bán chạy trên sàn thương mại điện tử Coupang. Trước đó, thương hiệu này ghi danh vào "Top 8 best seller" trên Amazon ngành hàng tương ớt.

Nguoi-tieu-dung-mua-sam-san-ph-8007-8944-1726922327.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=OrpIbX50jrLSlHTuRt8cVg

Người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm của Masan. Ảnh: Masan

Tháng 7 vừa qua, container xà lách thủy tinh sạch thứ 12 của Masan tiếp tục cập bến tại Hàn Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của Masan, khẳng định vị thế ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu rau củ sạch Việt Nam ra thế giới.

"Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ, Masan luôn sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để góp phần xây dựng ẩm thực Việt Nam trở thành một thương hiệu toàn cầu", đại diện tập đoàn Masan nói tại hội nghị. "Sự sát sao, hỗ trợ từ Chính phủ sẽ là đòn bẩy cho các doanh nghiệp Việt nói chung và Masan nói riêng 'sải cánh' trên những thị trường quốc tế, quảng bá ẩm thực Việt".

Tuấn Vũ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022