-
11h00
ESG là cột sống trong vận hành
Trả lời câu hỏi tiếp theo của cổ đông về hoạt động ESG, ông Kim Byoungho - Chủ tịch HĐQT cho biết phát triển bền vững là chính sách cốt lõi của HDBank. Ông ví đó là "cột sống" để đảm bảo tính bền vững cho toàn bộ hoạt động ngân hàng. Năm 2023, đơn vị đã thành lập ban giám sát, triển khai sáng kiến chiến lược ESG.
Ông Kim Byoungho - Chủ tịch HĐQT HDBank trả lời cổ đông. Ảnh: Thanh Tùng
Ông phân tích, ESG gồm ba trụ cột. Đầu tiên là E - môi trường, đơn vị hướng tới mục tiêu trung hòa carbon theo chủ trương Chính phủ Việt Nam - đạt net zero vào 2050. Nhà băng còn có nhiều sáng kiến chiến lược xanh hóa danh mục đầu tư: tài chính xanh hỗ trợ nỗ lực giảm carbon, chú trọng năng lượng tái tạo, giảm khí nhà kính. Song song là hoạt động triển khai nhiều dự án mới, xanh hóa danh mục đầu tư hiện tại, giúp người vay tăng cường đóng góp giải quyết môi trường, thúc đẩy họ theo đuổi dự án theo đuổi giảm khí nhà kính. Trong mỗi hoạt động đều liên tục cải thiện dấu ấn carbon.
Trụ cột thứ hai xoay quanh S - xã hội. Ông cho biết quá trình tăng trưởng kinh doanh không thể tách rời sự phát triển xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, đơn vị triển khai nhiều dự án tiên phong tại nông thôn, người thu nhập thấp.
Trụ cột thứ 3 là G - quản trị. "HDBank là ngân hàng duy nhất có HĐQT độc lập, có nghĩa chúng tôi đặt trọng tâm tăng cường minh bạch, liêm chính trong mọi công tác điều hành", ông nói.
Tổng kết, Chủ tịch nhấn mạnh phát triển bền vững sẽ là cột sống của ngân hàng, còn quản trị là chìa khóa then chốt đảm bảo tính bền vững. Ông cũng kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, chung tay vào chiến lược phát triển bền vững.
-
10h55
Hoạt động tài chính tiêu dùng của HDBank đã hỗ trợ 10 triệu khách hàng
Tiếp tục phần thảo luận, một cổ đông đặt câu hỏi liên quan đến hoạt động tài chính tiêu dùng của HDBank, cụ thể là Công ty Tài chính Trách nhiệm Hữu hạn HD Saison (HD Saison).
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó chủ tịch thường trực HĐQT, trả lời câu hỏi từ cổ đông. Ảnh: Thanh Tùng
Trả lời câu hỏi, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó chủ tịch thường trực HĐQT, trong năm qua, HD Saison nằm trong top 3 công ty tài chính tiêu dùng trên thị trường Việt Nam. 2023 cũng là năm công ty đạt quán quân về lợi nhuận. Điều này phản ánh hành trình hàng chục năm công ty đã hoạt động đúng chuẩn mực tài chính tiêu dùng, cung cấp các khoản vay đúng nhu cầu của các khách hàng, như vay mua xe máy, điện thoại, với trị giá bình quân khoảng 10 triệu đồng mỗi khoản.
Bà Thảo cho biết, công tác quản lý nợ xấu được công ty thực hiện tốt, nợ xấu không có tính trạng vượt quá kiểm soát, từ đó công ty duy trì được kết quả có lợi nhuận và tiếp tục tăng trưởng.
Mục tiêu trong năm 2024, HD Saison tiếp tục duy trì vị trí công ty dẫn đầu về lợi nhuận trong hoạt động vay tiêu dùng.
Theo bà Thảo, với 7.000 nhân viên, cung cấp những khoản vay giá trị không lớn, dư nợ không lớn tới hơn 10 triệu khách hàng, HD Saison giúp họ thay đổi cuộc sống, công việc. Đây cũng là một phần hoạt động của ESG mà năm nay lần đầu tiên ngân hàng đưa vào báo cáo, dù đã thực hiện nhiều năm nay.
Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của ngân hàng nhà nước.
HD Saison triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu suất kinh doanh giúp giảm thiểu tác động từ sự suy giảm chất lượng tín dụng của toàn ngành tài chính tiêu dùng, giúp lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 660 tỷ đồng. Liên tục mở rộng mạng lưới dịch vụ, đến thời điểm hiện tại, HD Saison có trên 24.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên khắp cả nước. Bằng việc mở rộng sự hiện diện của mình, công ty giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính tiêu dùng chuyên nghiệp.
-
10h50
Cổ đông thắc mắc tính khả thi của mức tăng trưởng lợi nhuận 22%
Ở phiên thảo luận đầu tiên, một cổ đông đề cập vấn đề HDBank vốn có truyền thống đặt mục tiêu cao, đầy thách thức và đa phần thực hiện tốt. Tuy nhiên, năm nay, ngân hàng hướng đến mức lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, trong bối cảnh thị trường, kinh tế thế giới lẫn trong nước biến động, cùng loạt thách thức, khó khăn khác. "Dù theo dõi, tin tưởng đường hướng của ngân hàng, tôi vẫn muốn hỏi với mức tăng trưởng lợi nhuận 22%, ban điều hành thực thi thế nào?", cổ đông này hỏi.
Ông Phạm Quốc Thanh trả lời câu hỏi của cổ đông. Ảnh: Thanh Tùng
Ông Phạm Quốc Thanh thay mặt ban chủ tọa trả lời thắc mắc trên. Đầu tiên, ông nhắc lại hành trình 11 năm hoạt động và phát triển của nhà băng. "Chưa bao giờ ngân hàng khiến cổ đông thất vọng về mức tăng tưởng, lợi ích mang lại cho chính cổ đông, khách hàng lẫn nhân viên", ông Thanh nói.
Kế hoạch 2024 (tăng trưởng cao về tài sản, lợi nhuận) được thông qua dựa trên bối cảnh còn nhiều thách thức, nhưng không thiếu tiềm năng. Ông Thanh lý giải từ cuối năm ngoái và đầu năm nay, ban lãnh đạo đã nhận ra cơ hội phát triển từ thị trường, nền kinh tế trên đà hồi phục, đạt gia tốc, tốc độ tốt.
"Kết quả kinh doanh quý I/2024 rất khả quan, lợi nhuận 4.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ trên 46%. Tổng tài sản, lợi nhuận, dư nợ tăng trưởng tích cực. Trong đó dư nợ trên 7%", ông Thanh phát biểu.
Ngoài ra, mục tiêu trên còn dựa trên những phân tích về cơ sở mang tính chất nền tảng. Chiến lược đầu tư từ hai năm trước của đơn vị đã chín muồi, đang trên đà phát huy thế mạnh, cụ thể là chương trình trụ cột về ngân hàng nông nghiệp, nông thôn, tài trợ theo chuỗi. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh số, chuyển đổi số dự kiến thu hoạch năm nay, sau ba năm đầu tư.
"Doanh thu từ quý đầu tiên tạo niềm tin cho cổ đông về tính khả thi của kế hoạch 22%", ông Thanh kết thúc phần hỏi đáp đầu tiên.
-
10h30
Về phía các đối tác, bà Fernanda Lima, đại diện Quỹ đầu tư Leapfrog đánh giá năm qua HDBank có nhiều kết quả tích cực.
Bà Fernanda Lima, đại diện Quỹ đầu tư Leapfrog. Ảnh: Thanh Tùng
Tuy vậy trong bối cảnh nhiều thách thức, quỹ đồng hành cùng ngân hàng triển khai nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng. Đơn vị dành 1,3 tỷ USD cho khoản vay phụ nữ, hướng đến doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Leapfrog đang hoàn thành giai đoạn một tư vấn về ESG tăng trưởng xanh, môi trường; thành lập ban tư vấn đặc biệt để nâng cao năng lực cán bộ nữ và toàn ngân hàng. Đơn vị có nhiều hoạt động thí điểm, đánh giá rủi ro, giúp ngân hàng đạt mục tiêu đề ra về tăng trưởng xanh, bền vững.
"Các hoạt động thí điểm sẽ tiếp tục phát triển để tăng tính lan tỏa, giúp ngân hàng tiếp cận kiến thức mới để đạt tăng trưởng bền vững", bà Fernanda Lima nói.
-
10h10
HDBank nâng mức chia cổ tức lên 30%
Nối tiếp, ông Lưu Đức Khánh - Phó chủ tịch HĐQT trình bày về phương án phân phối lợi nhuận. Trước phần trình bày, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực HĐQT có phần chia sẻ ngắn với cổ đông. Bà cho biết bản kế hoạch của đại hội hôm nay đưa ra mức chia cổ tức 25%.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank công bố mức chia cổ tức từ 25% tăng lên 30%. Ảnh: Thanh Tùng
Tuy vậy, đơn vị nhận một số đề xuất của cổ đông, dựa trên báo cáo tài chính và tình hình kinh doanh tích cực năm 2023. Ghi nhận điều này, HDBank đã nâng mức chia cổ tức lên 30%. Phần chia sẻ của bà Thảo nhận nhiều tràng pháo tay hứng khởi từ các thành viên tham gia đại hội.
Ông Lưu Đức Khánh - Phó chủ tịch HĐQT HDBank. Ảnh: Thanh Tùng
Theo đó, ông Lưu Đức Khánh nêu phương án chia cổ tức năm 2023 là 30% với 10% tiền mặt và 20% cổ phiếu. Vốn điều lệ tăng thêm tối đa hơn 6.025 tỷ đồng. Trong đó, tăng vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng thông qua phát hành 20 triệu cổ phiếu. Ông Khánh nhấn mạnh phương án tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.825 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2023, với tỷ lệ phân phối cổ phiếu trả cổ tức là 20%.
-
9h50
Triển khai hệ thống quản lý rủi romôi trường và xã hội(ESMS)
Sau phần mục tiêu, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024, Tổng giám đốc Phạm Quốc Thanh tiếp tục công bố triển khai hệ thống quản lý (rủi ro) môi trường và xã hội (ESMS).
Ông Thanh cho rằng dự án sẽ giúp nhà băng xây dựng hệ thống văn bản, công cụ cho phép ngân hàng xác định, đánh giá, quản lý rủi ro môi trường lẫn xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho khách doanh nghiệp.
"Qua các công cụ quản lý, chúng tôi đảm bảo khách hàng của mình đạt chuẩn rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động kinh doanh hàng ngày", ông Thanh lý giải.
Ban chủ tọa điều hành đại hội. Ảnh: Thanh Tùng
Với sự hỗ trợ và tư vấn của các Định chế Tài chính phát triển (DFI), đơn vị triển khai phát triển ESMS - hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội của riêng mình với toàn bộ danh mục khách hàng.
Dự án gồm năm giai đoạn, hiện ở chặng ba.
Giai đoạn 1: Khởi động, tiếp xúc đầu tiên giữa chuyên gia tư vấn quốc tế và HDBank (Quý I/2023)
Giai đoạn 2: Hỗ trợ từ xa, xây dựng ESMS và phát triển công cụ theo các tiêu chuẩn quốc tế (Quý II-III-IV/2023)
Giai đoạn 3: Đào tạo ESMS trực tuyến lẫn trực tiếp (Quý I/2023)
Giai đoạn 4: Triển khai ESMS và đánh giá ESMS (Quý IV/2024)
Giai đoạn 5: Đánh giá ESMS và đào tạo bồi dưỡng (6 -12 tháng sau giai đoạn 4).
Ông Quốc Thanh chỉ ra năm nay, ngành ngân hàng vẫn phải đối mặt khó khăn, thách thức mới, nhưng cũng có nhiều cơ hội, thuận lợi từ thành tựu đã đạt được. Bên cạnh đó, với sự nhiệt huyết, tinh thần quyết tâm, nhà băng sẽ tận dụng thời cơ tiếp tục nỗ lực, xây dựng và phát triển hệ thống mạnh mẽ, toàn diện, hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
"Ngân hàng tiếp tục duy trì tốc độ phát triển trên nền tảng số, đẩy mạnh triển khai sáng kiến theo chiến lược 5 năm, vững tin hoàn thành kế hoạch năm 2024 mà Đại hội đồng cổ đông đã tin tưởng giao phó", ông Thanh cho hay.
-
09h40
Kế hoạch kinh doanh HDBank năm 2024
Khoản mục
2023 (tỷ đồng)
2024 (tỷ đồng)
Tăng trưởng
2024 so với 2023
Tổng tài sản 602.315 700.958 16% Vốn điều lệ 29.076 33.645 16% Vốn chủ sở hữu 46.400 56.028 21% Tổng huy động 536.641 624.474 16% Tổng dư nợ 353.441 438.420 24% Lợi nhuận trước thuế 13.017 15.852 22% Lợi nhuận sau thuế 10.336 12.601 22% ROE 24,2% 24,6% ROA 2,03% 2% NPL 1,32% ≤ 1,5% -
9h35
HDBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% trong năm 2024
Ông Phạm Quốc Thanh, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc trình bày trước đại hội về kết quả hoạt động kinh doanh 2023 và kế hoạch kinh doanh năm 2024 của HDBank.
Với nhận định năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, ông Thanh khẳng định HDBank vẫn kiên định đưa ra mục tiêu chiến lược duy trì tốc độ phát triển với các mục tiêu tài chính và chương trình hành động cụ thể. Trong đó, có mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng 16% lên hơn 700.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng 16% lên 33.645 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước và sau thuế đều ở mức 22%.
Ông Phạm Quốc Thanh - Tổng giám đốc HDBank. Ảnh: Thanh Tùng
Để đạt các con số này, ban lãnh đạo đề ra 6 chương trình hành động cụ thể. Đầu tiên là đưa hiệu quả hoạt động gắn liền Chiến lược 5 năm, bao gồm triển khai các chương trình chuyển đổi chiến lược phù hợp với các mục tiêu phát triển cho giai đoạn 2024-2025; Phương án kinh doanh thích ứng linh hoạt với diễn biến thị trường và chính sách điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, nắm bắt cơ hội để phát triển đột phá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tài sản và an toàn hoạt động; Đẩy mạnh huy động vốn cấp 1, vốn cấp 2 theo nhu cầu vốn dự kiến cho các chiến lược kinh doanh trong năm 2024. Kiên định thực thi chương trình hành động CASA để cải thiện mạnh mẽ tỷ lệ CASA, trung hòa chi phí vốn.
Loạt chương trình thứ hai về khách hàng và kênh phân phối, trong đó chú trọng phát triển khách hàng mới song song với đánh thức nguồn khách hàng tiềm năng thông qua các chương trình kích hoạt và nền tảng loyalty SkyJoy; đẩy mạnh tài trợ chuỗi và ưu tiên kết nối, liên kết các đối tác nền tảng có hệ sinh thái rộng theo hướng tiếp cận của Partnership Banking và VCF và đa dang hóa kênh bán hàng qua App.
Loạt chương trình thứ ba là về sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng sẽ phát triên chính sách tín dụng theo gói Combo để thâm nhập khách hàng và bán trọn gói sản phẩm dịch vụ, gia tăng hiệu quả khai thác; đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện, gia tăng tiện ích, trải nghiệm và bảo mật cho khách hàng...
Toàn cảnh đại hội. Ảnh: Thanh Tùng
Thứ tư là loạt chương trình trong mục tiêu phát triển văn hóa và thương hiệu, hướng tới nâng cao nhận diện thương hiệu HDBank tại các trụ sở đơn vị kinh doanh, bao gồm Kiosk Bank, trở thành ngân hàng có độ nhận diện thương hiệu và sức khoẻ thương hiệu thuộc top dẫn đầu các ngân hàng TMCP.
Chương trình thứ 5 liên quan cổ phiếu HDB, hướng tới nâng cao giá trị vốn hóa và vị thế của HDBank trên thị trường chứng khoán; Giữ vững vị trí của HDBank trong rổ VN30; Đẩy mạnh công tác IR chủ động, gắn kết chặt chẽ với cộng đồng các công ty chứng khoán, các nhà phân tích và đầu tư.
Chương trình cuối cùng là triển khai chiến lược phát triển xanh, tài chính bền vững, thực hành Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG- Environmental, Social & (Corporate) Governance) với nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy tín dụng xanh, tài chính bền vững, hướng đến mục tiêu ngân hàng phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Bank).
-
9h30
Chủ tịch HĐQT: 'HDBank luôn chủ động, linh hoạt nắm bắt cơ hội'
Mở đầu bài phát biểu, ông Kim Byoungho - Chủ tịch HĐQT, chào mừng cổ đông lẫn khách mời tham dự đại hội trực tiếp lẫn trực tuyến. Theo ông, nhờ chiến lược đúng đắn của HĐQT và sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo, HDBank đã chủ động đưa ra loạt phương án ứng phó, thích nghi nhanh với biến động kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ông Kim Byoungho đánh giá HDBank đã vận hành linh hoạt vượt qua nhiều khó khăn trong năm 2023. Ảnh: Thanh Tùng
Cụ thể, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 13.017 tỷ đồng, tăng 26,8% so với năm 2022, hoàn thành 98,6% kế hoạch lợi nhuận hợp nhất và 103,4% kế hoạch lợi nhuận riêng lẻ được đại hội đồng cổ đông giao.
HDBank duy trì tỷ suất sinh lời nằm trong Top ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao. ROAA liên tục tăng qua các năm, đạt 2,03% năm qua. Nhiều năm liên tiếp HDBank có ROAE đạt trên 20% và đạt 24,2% năm 2023.
Đơn vị là một trong số ngân hàng tiên phong triển khai hoàn tất Basel III, đồng thời duy trì tỷ lệ CAR theo Basel II cao - 12,6%, cao hơn mức tối thiểu 8% theo quy định và thuộc nhóm cao trong ngành;
Tổng tài sản: 602.315 tỷ đồng, tăng 44,7% so với 2022, vượt 15,8% kế hoạch. Chất lượng tài sản được kiểm soát ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu thấp.
Tổng dư nợ tín dụng: 353.441 tỷ đồng, tăng 31,8% so với 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm qua thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao, nằm trong giới hạn được NHNN giao.
Tổng huy động: 536.641 tỷ đồng, tăng 46,5% so với năm 2022, giúp HDBank đảm bảo tốt nhu cầu vốn và an toàn thanh khoản cao. Tiền gửi khách hàng đạt 370.778 tỷ đồng, tăng 71,8%.
Bên cạnh đó, nhà băng chú trọng tăng trưởng tín dụng đi kèm kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu 1,51% - mức thấp so với toàn ngành. Đơn vị còn triển khai ngân hàng ưu tiên (Priority Banking); khai trương loạt trung tâm CMBC trên cả nước, ra mắt Vikki - điểm hẹn Ngân hàng số.
Cổ phiếu HDBank được chọn vào rổ chỉ số VNDiamond, tiếp đó là Bền vững VNSI. Ngoài ra năm qua, ngân hàng đạt 40 giải thưởng trong nước và quốc tế.
Ông Kim Byoungho nhấn mạnh đơn vị luôn chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống để nắm bắt cơ hội, duy trì tỷ lệ tài chính, an toàn vốn tốt, nợ xấu thấp, đồng thời đẩy mạnh công tác quản trị. Ông tri ân NHNN, cơ quan ban ngành, đối tác, khách hàng. "Nếu không có sự hỗ trợ của các bạn, HDBank sẽ không đạt thành công như năm qua", ông nói.
Kết thúc phần bài phát biểu, ông Kim Byoungho tuyên bố khai mạc hội nghị. "Chúc đại hội cổ đông thành công rực rỡ", ông nói.
-
9h00
Tổng tài sảnHDBanklần đầu vượt mốc 602.315 tỷ đồng
Nối tiếp phần phát biểu, chương trình phát đoạn video điểm lại các hoạt động nổi bật của HDBank. Năm qua, đơn vị duy trì vị thế ngân hàng top đầu thị trường, tài sản lần đầu vượt mốc 602.315 tỷ đồng. ROAA liên tục tăng qua các năm, đạt 2,03% trong năm 2023. Nhiều năm liên tiếp HDBank có ROAE đạt trên 20% và đạt 24,2% năm 2023. Cổ phiếu HDBank được chọn vào rổ chỉ số VNDiamond, tiếp tục vào rổ chỉ số Bền vững VNSI. Đơn vị đẩy mạnh thực thi ESG vào vận hành.
Đại diện HDBank tổng kết hoạt động năm 2023. Ảnh: Thanh Tùng
Ngân hàng có gần 35 năm hoạt động với hiệu quả hoạt động hàng đầu Việt Nam. Trong 10 năm đổi mới, đơn vị số hóa toàn diện các hoạt động kinh doanh và vận hành, tăng động lực số cho mục tiêu tăng trưởng. Nhờ ứng dụng loạt công nghệ mới, năm qua khách hàng mới trên kênh số tăng 58% so với cùng kỳ. Tài khoản eBanking tăng 73%, số lượng giao dịch trên eBanking tăng 86%, giao dịch tài chính trên eBanking tăng 132%; số dư tiền gửi tiết kiệm trực tuyến (VNĐ) tăng 449%. Tỷ lệ giao dịch số trong tổng số giao dịch của khách hàng cá nhân tăng lên 94% từ mức 77% cùng kỳ năm trước.
HDBank đạt nhiều chỉ số kinh doanh tích cực trong năm 2023. Ảnh: Thanh Tùng
Bên cạnh việc phát triển kinh doanh, giai đoạn Covid-19, nhà băng cùng ngành ngân hàng ủng hộ Quỹ vaccine 100 tỷ đồng, thiết kế nền tảng website đóng góp trực tuyến vào Kho bạc nhà nước, tổ chức hòa nhạc trực tuyến quốc tế cùng dàn nhạc giao hưởng TP HCM kêu gọi đóng góp. Qua đó góp phần giúp Quỹ thu hút trên 11.000 tỷ đồng, đóng góp tới 50% chi phí tiêm cho 100 triệu người dân Việt Nam.