Từ tay ngang đến người được đào tạo bài bản, từ một mình đứng bếp đến sở hữu cả chuỗi cửa hàng ẩm thực, anh Hoàng Anh, Thế An, Minh Thuận có cùng điểm chung đam mê kinh doanh ẩm thực và biết cách duy trì cửa hàng nhờ sự nhanh nhạy, sáng tạo.
Đàn ông vào bếp: đam mê và tài năng vẫn chưa đủ
Sinh ra trong gia đình ở Rạch Giá (Kiên Giang) với truyền thống kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, được đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước, anh Nguyễn Hoàng Anh, chủ quán A Min Cơm Gà (quận Phú Nhuận, TP HCM) gắn bó với ngành ẩm thực suốt hơn 30 năm qua.
Anh Hoàng Anh cho biết, từng sở hữu nhà hàng ở Canada nhưng Covid-19 khiến anh phải tạm giao cửa hàng này cho người thân quản lý để tập trung kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam. Theo anh, đối với người làm nghề này, bên cạnh đam mê và tay nghề thì lương tâm nghề nghiệp là yếu tố quan trọng nhất.
Quán cơm gà của anh Hoàng Anh dày công xây dựng từ niềm đam mê ẩm thực. Hình ảnh được chụp trước ngày 27/4. Ảnh: Duyên Phan.
Còn đối với anh Mai Thế An, sự ra đời của Mộc Vị Quán (quận Bình Thạnh, TP HCM) lại bắt nguồn từ sự thử nghiệm thường xuyên trong căn bếp nhỏ của gia đình. Món mì Quảng ở miền Trung tiếp cho anh động lực lập nên Mộc Vị quán tại đất Sài Thành. Quán ăn của anh chủ yếu bán những món ăn dân dã mà bản thân anh cũng rất mê thưởng thức như mì quảng, bún mắm nêm, nộm, lẩu bò chanh dây,...
"Bếp núc là lãnh địa của những người ưa tìm tòi, khám phá chứ không chỉ gói gọn trong hai chữ đam mê. Cùng là những món ăn dân dã nhưng mỗi người đầu bếp sẽ tìm ra cách thể hiện của riêng mình để tạo ra cái hồn riêng cho từng món ăn", anh Thế An nói.
Dẫu con đường bén duyên với ngành ẩm thực của mỗi người đàn ông trong câu chuyện trên khác nhau nhưng họ có điểm chung là hiểu nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu. Cùng cách tiếp cận, anh Lê Minh Thuận, chủ chuỗi 10 cửa hàng Bún Cay Thái 2 Thuận (TP HCM) từng cất công tìm hiểu về nhu cầu thị trường đối với món lẩu Thái. Sau đó, anh biến tấu thành món bún Thái cho phù hợp với người Việt bình dân.
Anh Thuận kể, khoảng 6 năm về trước, anh nhận thấy món lẩu Thái chỉ được bán tại các nhà hàng lớn với khẩu phần dành cho nhiều người, giá khá cao, không đáp ứng được nhu cầu của từng cá nhân. Anh nảy ra ý tưởng: thay vì theo xu hướng bán nồi lẩu Thái giá hơn 200.000 đồng, anh bán theo tô để giảm giá thành và thuận tiện cho một người thưởng thức mà chẳng cần phải chờ ai.
Linh hoạt thay đổi hình thức kinh doanh trong bối cảnh Covid-19
Kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực không tránh khỏi những lúc lao đao chẳng hạn như trong bối cảnh Covid-19. Anh Minh Thuận cho biết, việc đảm bảo chất lượng món ngon có thể cũng chưa đủ để giúp nhà hàng duy trì hoạt động, khi khách hàng hạn chế ra khỏi nhà, chưa kể điều kiện thời tiết nắng, mưa bất lợi.
Trong năm qua, chuỗi quán ăn của anh Lê Minh Thuận vẫn trụ vững nhờ trợ thủ là các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến như ứng dụng Gojek với dịch vụ giao đồ ăn GoFood. "Chúng tôi thu nhỏ diện tích bán hàng tại chỗ, tập trung phát triển một vài cửa hàng phục vụ chủ yếu khách hàng đặt trực tuyến. Hơn 70% đơn hàng của quán đến từ ứng dụng," anh Thuận chia sẻ.
Tương tự, 80% đơn hàng của cửa hàng anh Hoàng Anh đến từ kinh doanh online qua ứng dụng. Anh Hoàng Anh cho biết, không chỉ là xu hướng linh hoạt trong bối cảnh người dân hạn chế ra đường, bán online còn có nhiều lợi ích với những quán vừa và nhỏ: nguồn khách hàng ổn định, dù không tới quán họ vẫn có thể đặt món, mặt bằng không cần quá rộng, nhân viên vừa đủ nhưng đảm bảo chất lượng.
Chung quan điểm, anh Mai Thế An cũng cho rằng, với nhịp sống hiện đại hối hả như ngày nay, muốn dùng bữa đều đặn, anh thấy nhiều khách hàng chọn dùng ứng dụng đặt món trực tuyến, vừa đỡ tốn thời gian đi lại, tránh kẹt xe, khỏi lo mưa nắng hay khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
"Mộc Vị hiểu tâm lý của khách nên đưa quán lên nền tảng đặt món trực tuyến như Gojek là điều nên làm. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh cũng được chúng tôi tăng cường để khách hàng yên tâm", anh Thế An nói thêm.
Anh Mai Thế An trong cửa hàng kinh doanh ở quận Bình Thạnh (TP HCM). Ảnh nhân vật cung cấp.
Ông Phạm Lê Tuấn Kiệt - Giám đốc phát triển kinh doanh GoFood của Gojek Việt Nam cho biết, với các sáng kiến liên tục được triển khai, Gojek đang xây dựng nền tảng đặt món GoFood trở thành đối tác tin cậy của các nhà hàng và người dùng.
Gojek hỗ trợ đối tác từ những cửa hàng ăn uống nhỏ đến chuỗi nhà hàng lớn phát triển kinh doanh, như triển khai ứng dụng quản lý đơn hàng GoBiz. Đơn vị mong muốn tạo điều kiện thuận lợi để bất cứ ai cũng có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực ăn uống, chỉ cần họ có quyết tâm.
Ông Kiệt cho biết thêm, trong giai đoạn Covid-19 với nhiều ca nhiễm như hiện nay, gây ra nhiều áp lực cho các chủ cửa hàng, quán ăn, Gojek đang triển khai chương trình "Vùng freeship - Quán còn mở, mình còn freeship" như sự đồng hành, hỗ trợ từ Gojek dành cho người dùng và các cửa hàng vượt qua giai đoạn khó khăn để duy trì hoạt động.
"Chúng tôi cũng khuyến khích các nhà hàng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch trong giai đoạn này"ông Kiệt nói.
Gojek triển khai chương trình "Quán còn mở, Gojek còn freeship" nhằm đồng hành cùng các cửa hàng duy trì hoạt động trong bối cảnh Covid-19. Ảnh: Nhật Minh.
Ngọc An
Từ ngày 20/5, Gojek khởi động chương trình "Vùng freeship - Quán còn mở, mình còn freeship" nhằm hỗ trợ người dùng và các đối tác nhà hàng đang chịu nhiều ảnh hưởng từ Covid-19.
Gojek sẽ áp dụng ưu đãi miễn phí vận chuyển trên các đơn hàng đặt tại các đối tác nhà hàng ở một số khu vực tập trung đông dân cư. Mở đầu danh sách "vùng freeship" là quận Bình Thạnh và Tân Bình. Bạn có thể theo dõi trang facebook của Gojek Việt Nam tại đây để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình và các khu vực được triển khai.